Theo Oxfam, số người siêu giàu tại châu Á-Thái Bình Dương đã vượt quá con số tại Bắc Mỹ và châu Âu. Đây là nơi có số triệu phú và tỷ phú cao nhất thế giới, nhưng cũng là nơi ở của gần hai phần ba số người lao động nghèo trên thế giới.
"Sự bất bình đẳng giàu nghèo đã đạt tới những mức báo động ở một số quốc gia trong khu vực," ông Mustafa Talpur, người đứng đầu chiến dịch vận động xóa bỏ bất bình đẳng tại Asia của Oxfam, nói.
Với 585 tỷ phú, Hoa Kỳ vẫn đứng đầu trong danh sách siêu giàu, theo Forbes. Trung Quốc đứng liền kề với số 373 người.
Theo BBC, nhưng nếu nhìn vào châu Á-Thái Bình Dương như một khu vực chung, thì nơi này vượt Mỹ với con số 600 tỷ phú, theo phân tích của Oxfam dựa theo số liệu Global Wealth Databook 2017 của Credit Suisse.
Châu Á-Thái Bình Dương cũng có số lượng cá nhân có tài sản ròng cao trên thế giới. Những người được tính trong nhóm này là các cá nhân có trên 1 triệu USD, không bao gồm nhà hay bất động sản được dùng làm nơi ở chính của họ. Số người như vậy ở châu Á-Thái Bình Dương chiếm 34,1% toàn cầu, cao hơn so với 31,3% ở Bắc Mỹ, theo phúc trình của Capgemini năm 2018. Châu Á-Thái Bình Dương cũng chiếm 30,8% tổng số giá trị tài sản của người giàu, so với 28,2% ở Bắc Mỹ.
Trung Quốc chiếm ưu thế trong danh sách tỷ phú tại châu Á.
Chẳng hạn, trong số 20 tỷ phú giàu nhất theo xếp hạng của Forbes, Mã Hóa Đằng, còn được biết đến với tên gọi Pony Ma, là người giàu nhất châu Á và đứng thứ 17 trên thế giới, với tài sản trị giá 45,3 tỷ USD theo danh sách Forbes 2018. Ông là Giám đốc điều hành của tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc, Tencent Holdings, là hãng sở hữu app nhắn tin WeChat cực kỳ phổ biến ở Trung Quốc. Ma được đánh giá là người giàu có nhất châu Á
Danh sách còn có Jack Ma, Chủ tịch tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ của Trung Quốc Alibaba. Đây là một trong những công ty có giá nhất thế giới, và cổ phiếu của hãng đã tăng gần gấp đôi trong năm ngoái. Giá trị ròng của Jack Ma là 39 tỷ USD.
Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng.
Những người như Pony Ma hay Jack Ma giải thích vì sao năm ngoái, 79% giá trị của cải được tạo ra ở Trung Quốc rơi vào tay 1% dân số, là những người giàu nhất nước. Trong khi đó, 73% ở Ấn Độ thuộc về nhóm 1% những người giàu nhất.
Như vậy, 1% dân số, gồm những người giàu nhất Trung Quốc, sở hữu 47% tổng giá trị thịnh vượng của cả nước trong năm 2017, còn ở Ấn Độ thì nhóm 1% nhà giàu nắm 45% giá trị của cải cả nước. Tại Thái Lan, quốc gia có tỷ lệ bất bình đẳng cao tại Đông Nam Á, 96% số của cải tạo ra trong năm ngoái rơi vào tay 1% dân số.