Kết quả mới nhất thu được từ vệ tinh Kepler của NASA cuối cùng đã có thể giải quyết được bí ẩn về cách thức, điều kiện để được tạo ra sự sống trên Trái Đất trẻ của chúng ta.
Một điều đáng ngạc nhiên là có vẻ như sự phun trào năng lượng trên Mặt Trời là 1 trong những nguyên nhân quan trọng.
Hình ảnh về bão Mặt Trời
Ở khoảng cách khá xa để có thể tổn hại đến chúng ta, những cơn bão Mặt Trời có thể làm ấm Trái Đất, đủ để phục vụ cho cuộc sống gia đình cũng như cung cấp năng lượng xây dựng các khối, chuỗi phản ứng hóa học.
Sự sống bắt đầu trên Trái Đất cách đây 3,5 tỷ năm trước. Những ngôi sao giống như Mặt Trời của chúng ta sáng khi chúng đã có tuổi, tức là sau này con người chúng ta sẽ chỉ nhận được ¾ lượng nhiệt có được ngày hôm nay.
Lúc đó, thay vì là một nơi mà sự sống có thể phát sinh, tồn tại, Trái Đất sẽ bị đông cứng.
Một giải pháp cho nghịch lý này là Trái Đất có một bầu khí quyển dày hơn để "thu" nhiệt nhiều hơn thông qua hiệu ứng nhà kính.
Tuy nhiên, gần đây dựa trên nghiên cứu về đá cổ đại tại Úc cho thấy không khí thực sự chỉ có một nửa là dày như ngày nay. Điều này càng làm cho vấn đề sự sống trên Trái Đất trở nên tồi tệ hơn.
Ngôi sao trẻ "nóng nảy, nổi giận"
Bão Mặt Trời có thể tác động đến rất nhiều thứ trên Trái Đất.
Tiến hành khảo sát hàng trăm ngàn ngôi sao, kính thiên văn vũ trụ Kepler đã có thể tạo ra một bản chụp các ngôi sao giống Mặt Trời ở các lứa tuổi khác nhau.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng khi các ngôi sao trẻ càng "mờ nhạt" thì càng dễ bị phun trào trong vụ nổ mạnh thường xuyên hơn.
Những "pháo sáng" siêu năng lượng Mặt Trời có thể gửi hàng tỷ tấn hạt năng lượng vào không gian giống như gió Mặt Trời .
Mỗi thế kỷ hoặc một sự kiện đặc biệt lớn, bão Mặt Trời khi hoạt động có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho mạng lưới điện, từ trường trên toàn cầu. Một "Mặt Trời trẻ" có thể gây ảnh hưởng kéo dài tới 10 ngày.
Nguy hiểm hơn cho sự sống trên Trái Đất đó là năng lượng của các cơn bão Mặt Trời sẽ tác động đến bầu không khí và hỗ trợ cho các phản ứng hóa học biến phân tử khí nitơ thành oxit nitơ và hydrogen cyanide.
Thực tế là các phản ứng tương tự cũng có thể tạo ra hydrogen cyanide cũng rất thú vị, một chất hóa học quan trọng cho cuộc sống của chúng ta.
Những cơn bão Mặt Trời sẽ rất có ích cho sự sống trên Trái Đất nếu chúng ở cường độ và tần suất vừa phải.
Một nhân tố bí ẩn khác là từ trường trên hành tinh đỏ. Nó vẫn chưa đủ mạnh để có thể ngăn chặn lớp không khí bị mất đi.Chính vì vậy mà hành tinh đỏ là một sa mạc khô cằn và lạnh lẽo như chúng ta biết ngày nay.
Tất cả điều này có nghĩa là chúng ta phải tỉ mỉ hơn khi chúng ta bắt đầu tìm kiếm sự sống trên các hành tinh mới phát hiện xung quanh các ngôi sao khác.
Phải có sự kết hợp giữa cường độ từ trường và tuổi của ngôi sao để tái tạo các điều kiện "sống" như trên Trái Đất trẻ của chúng ta.
Đáng ngạc nhiên là nhờ vào kết quả này, chúng ta biết rằng một ngôi sao hay "nóng giận" có thể là một điều tốt cho sự sống.
Một số thông tin về bão Mặt Trời
Bão Mặt Trời là một phản ứng nổ cực lớn trên Mặt Trời, xảy ra khi năng lượng lưu trữ trong các trường điện tích (thường xuất hiện ở trên vệt đen Mặt Trời) đột nhiên được giải phóng.
Bão Mặt Trời có các cấp là A, B, C, M hoặc X, trong đó các cơn bão Mặt Trời cấp X là cấp lớn nhất và cấp A là nhỏ nhất, và khoảng cách giữa mỗi cấp độ, cấp độ sau lại lớn hơn cấp độ trước 10 lần.
Một cơn bão Mặt Trời khi tấn công trái đất có thể gây ra sự nhiễu loạn về điện (như mất điện đột ngột), điện từ và ảnh hưởng đến cuộc sống trên toàn thế giới.
Bão Mặt Trời còn là nguyên nhân dẫn đến các trận bão từ, và nó có liên hệ trực tiếp đến hiện tượng cực quang của Trái Đất cũng như trên các hành tinh khác.
Trong lịch sử, cơn bão Mặt Trời mạnh nhất được ghi nhận có tên Carington. Đây là một cơn bão cực mạnh quét qua trái đất vào năm 1859.
Nguồn: Sciencealert