Sau dầu mỏ và khí đốt, 'viên kim cương' này đang mang lại doanh thu hàng chục tỷ USD cho Nga, Việt Nam cũng mạnh tay nhập khẩu

Khánh Vy |

Nga đã củng cố vị thế của nước này là nước xuất khẩu số 1 thế giới.

Sau dầu mỏ và khí đốt, viên kim cương này đang mang lại doanh thu hàng chục tỷ USD cho Nga, Việt Nam cũng mạnh tay nhập khẩu - Ảnh 1.

Quyền lãnh đạo cơ quan hải quan Nga Ruslan Davydov chia sẻ với RIA Novosti ngày 19/9 rằng, xuất khẩu thực phẩm của Nga đang tăng với tốc độ nhanh chóng, trở thành nguồn thu ngân sách lớn thứ 3 của đất nước sau dầu mỏ và khí đốt.

Theo quan chức Nga, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản tính theo khối lượng hiện đạt khoảng 70% so với năm nông nghiệp trước đó.

Sau dầu mỏ và khí đốt, viên kim cương này đang mang lại doanh thu hàng chục tỷ USD cho Nga, Việt Nam cũng mạnh tay nhập khẩu - Ảnh 2.

Nga là nhà xuất khẩu lúa mì số 1 thế giới trong niên vụ 2023-24

“Xuất khẩu nông - công nghiệp của chúng tôi đang tăng trưởng tốt. Thực tế, chúng tôi đã vượt mục tiêu xuất khẩu so với năm ngoái. Hiện nay, chúng tôi chủ yếu xuất khẩu ngũ cốc. Ngũ cốc chiếm phần lớn nhất, ngoài ra còn có hạt có dầu, bơ, dầu thực vật, hướng dương. Đây được xem là những sản phẩm xuất khẩu chính của chúng tôi” - ông Davydov nói.

Ông lưu ý, những nhà nhập khẩu thực phẩm lớn nhất của Nga là Trung Quốc, các nước Trung Đông, Ai Cập và Kazakhstan. Những quốc gia này có thể được gọi là “thị trường truyền thống” cho xuất khẩu thực phẩm của Nga.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Nga, nước này cung cấp 60 triệu tấn ngũ cốc cho thị trường nước ngoài trị giá 41,6 tỉ USD trong năm nông nghiệp 2022-2023 (từ 1/7/2022 đến 30/6/2023).

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, năm 2022, chỉ số sản xuất nông nghiệp ở mức 110,2%, thu hoạch hoa màu gần 158 triệu tấn - kỷ lục trong lịch sử nước Nga hiện đại.

Các chuyên gia thị trường lưu ý, vụ thu hoạch ngũ cốc bội thu của Nga đã củng cố vị thế của nước này là nước xuất khẩu số 1 thế giới, giúp giảm bớt sức ép về giá do xung đột ở Ukraine. Theo các chuyên gia, xuất khẩu của Nga cao kỷ lục nên giá lúa mì toàn cầu hiện ở mức thấp nhất trong gần 3 năm.

Trong nhiều năm liên tiếp Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất trên thế giới và hiện đang chiếm đến 20% thị trường toàn cầu. 138 quốc gia là khách hàng của ngũ cốc Nga.

Quyết định ngừng gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen của Nga hồi tháng 7 đã khiến cho thị trường lương thực toàn cầu căng thẳng trở lại sau hơn hai tháng dần ổn định. Theo các chuyên gia, Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen sụp đổ là đòn giáng mạnh vào thị trường lương thực thế giới.

Sau dầu mỏ và khí đốt, viên kim cương này đang mang lại doanh thu hàng chục tỷ USD cho Nga, Việt Nam cũng mạnh tay nhập khẩu - Ảnh 4.

Các khách hàng mua lúa mì của Nga và Ukraine (Năm 2019)

Ở diễn biến khác, vào cuối tuần qua lệnh cấm tạm thời nhập khẩu lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hạt hướng dương do Liên minh châu Âu (EU) áp đặt vào đầu tháng 5 đã được dỡ bỏ. Động thái này đã gây chia rẽ giữa các thành viên phía đông của khối, với một số nước lên tiếng ủng hộ quyết định còn một số khác thì quyết phản đối đến cùng.

Tại thị trường trong nước, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu lúa mì của Việt Nam đạt 360.625 tấn trong tháng 8/2023, đạt kim ngạch hơn 114,9 triệu USD, tăng 8% về lượng và tăng 3,4% về trị giá so với tháng 7/2023. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, nhập khẩu mặt hàng này đạ hơn 3,1 triệu tấn với kim ngạch hơn 1,1 tỷ USD, tăng 9,2% về lượng và tăng 1,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại