Sau 44 năm, tang lễ của Lý Tiểu Long cho đến giờ vẫn là ngày buồn nhất của người dân Hong Kong

Diệp Lục |

Một tuần qua, cả Hong Kong lại nức nở nhớ thương một người đàn ông từng là niềm tự hào của cả xứ Cảng Thơm.

20/7/1973 - Ngày buồn nhất của Hong Kong

21/7/1973, báo chí Hong Kong đăng tải bài viết với nội dung: "Ngôi sao võ thuật nổi danh Lý Tiểu Long bất ngờ ngất xỉu tại nhà riêng lúc 11h30 đêm qua. Vợ Lý Tiểu Long đưa chồng đến bệnh viện Queen’s Elizabeth cấp cứu nhưng không kịp. Phía bệnh viện chưa thể xác định nguyên nhân cái chết…".

Trâu Văn Hoài (nhà làm phim Hong Kong cũng là bạn thân của Lý Tiểu Long) là người tiết lộ sớm nhất tin Lý Tiểu Long qua đời. Văn Hoài thông báo rằng Lý Tiểu Long chết tại nhà riêng, vợ ở bên cạnh.

Sau 44 năm, tang lễ của Lý Tiểu Long cho đến giờ vẫn là ngày buồn nhất của người dân Hong Kong - Ảnh 1.

Thông tin này nhanh chóng bị phủ nhận khi tờ Star của Hong Kong đăng bài khẳng định Lý Tiểu Long qua đời tại nhà nữ diễn viên Đinh Phối, người có tin đồn tình ái với huyền thoại võ thuật.

Cũng từ đó hé lộ sự thật về quá trình qua đời của Lý Tiểu Long.

3h ngày 20/7, vợ Lý Tiểu Long có việc nên ra ngoài, chỉ mình anh ở nhà. 14h, Trâu Văn Hoài tới nhà Lý Tiểu Long để thảo luận về kịch bản Trò chơi tử thần. Hai người bàn bạc một lúc về kịch bản, sau đó rời nhà.

Khoảng 16h, hai người đến nhà Đinh Phối - nữ diễn viên có vai trong Trò chơi tử thần, đồng thời là người đẹp dính tin đồn tình ái với Lý Tiểu Long.

19h, Lý Tiểu Long kêu đau đầu, Đinh Phối cho anh uống một viên thuốc giảm đau cô hay dùng rồi bảo anh vào phòng ngủ.

20h, Văn Hoài ra ngoài có việc riêng. 21h45, Trâu Văn Hoài đến nhà Đinh Phối, ông đánh thức Tiểu Long nhưng không thấy tài tử có phản ứng.

Hơn 22h, bác sĩ đến nhà Đinh Phối và nhận thấy nam diễn viên đã hôn mê. Anh được đưa đến bệnh viện ngay sau đó nhưng không thể qua khỏi.

Theo kết luận của bác sĩ Lý Tiểu Long qua đời bởi chứng phù não cấp do dị ứng với thuốc giảm đau.

44 năm, người Hong Kong vẫn nức nở vì cái chết của Lý Tiểu Long

25/7/1973, Hong Kong có một ngày ngập trong nước mắt. Tang lễ của Lý Tiểu Long được tổ chức tại nhà tang lễ Guangbin, Cửu Long, Hong Kong theo nghi lễ cấp cao đặc cách. Có mặt tại tang lễ là Linda, vợ của Lý Tiểu Long cùng hai người con là Lý Quốc Hào (Brandon Lee), Lý Hương Ngưng (Shannon Lee) bay từ Mỹ về và hàng nghìn bạn bè thân hữu, người hâm mộ.

Ngày ấy có khoảng 20.000 người đứng chờ ở ngoài nhà tang lễ Guangbin với hi vọng được nói lời tiễn biệt với Lý Tiểu Long. Đám tang của Lý Tiểu Long ngày ấy được xem là sự kiện lần đầu tiên tại Hong Kong.

Sau 44 năm, tang lễ của Lý Tiểu Long cho đến giờ vẫn là ngày buồn nhất của người dân Hong Kong - Ảnh 2.

Hàng trăm cảnh sát đã được huy động để đảm bảo mọi hoạt động của đám tang được diễn ra suôn sẻ nhất. Ấy vậy nhưng số lượng người đến đám tang Lý Tiểu Long quá đông khiến Hong Kong ngày ấy phải tạm dừng lại tất cả hoạt động.

Giao thông Hong Kong ngày ấy cũng tắc nghẽn hoàn toàn nhưng chẳng mấy ai còn để tâm tới chuyện đó bởi không khi đau buồn như bao trùm cả xứ Cảng Thơm.

Bên trong linh đường nhà tang lễ được bài trí theo nghi thức truyền thống Trung Quốc. Đàn tế đặt ở giữa với di ảnh màu của Lý Tiểu Long. Phía trên linh đường treo 4 chữ lớn "Nghệ hải tinh trầm". Bên dưới là thi hài Lý Tiểu Long được đặt trong quan tài bằng đồng, để mở cho người đến nhìn mặt lần cuối.

Sau 44 năm, tang lễ của Lý Tiểu Long cho đến giờ vẫn là ngày buồn nhất của người dân Hong Kong - Ảnh 3.

Trong quan tài, Lý Tiểu Long được mặc chiếc áo màu xanh lam sẫm giống khi anh đóng vai Trần Chân trong phim Tinh võ môn.

Linh đường trong nhà tang lễ Lý Tiểu Long với 4 chữ lớn "Nghệ hải tinh trầm".Lẫn trong đám tang của Lý Tiểu Long, có cả những người "mang ân, mang oán" với ông, nhưng tất cả đều lặng lẽ trong bầu không khí bi thương.

Ban đầu, thi hài Lý Tiểu Long và các di vật của ông dự định sẽ được mai táng và lưu giữ theo phong tục của Trung Quốc. Theo đó, huyền thoại họ Lý sẽ được chôn bên cạnh mộ phần hai thân sinh của ông.

Sau 44 năm, tang lễ của Lý Tiểu Long cho đến giờ vẫn là ngày buồn nhất của người dân Hong Kong - Ảnh 4.

Tuy nhiên, Linda Lee mong muốn đưa thi hài chồng về Mỹ để có thể thường xuyên đến thăm viếng chồng, vì vậy, cô kiên quyết đưa thi hài Lý Tiểu Long về Mỹ và chôn cất tại thành phố quê nhà ở Seatle.

Ngày 28/7/1973, tang lễ của Lý Tiểu Long lần thứ hai được tổ chức tại Nhà tang lễ thành phố Seatle.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại