22 năm trước, khi Bill Gates phải điều trần trước Quốc hội về phản hồi với những cáo buộc cho rằng Microcort cạnh tranh không công bằng, ông nói: "Microsoft và những công ty công nghệ khác đã tạo ra những sản phẩm hấp dẫn với giá phải chăng, tạo ra nhiều việc làm và cơ hội kinh tế hơn so với bất kỳ lĩnh vực nào khác của nền kinh tế. Chúng tôi góp phần đưa nước Mỹ trở thành đơn vị dẫn đầu về đổi mới".
Mặc cho những lời đáp trả đanh thép đó của Bill Gates, Microsoft vẫn phải đối mặt với điều luật chống độc quyền từ chính phủ Mỹ - trường hợp mang tính điển hình trong suốt nhiều năm sau đó, tạo ra bước ngoặt cho nền kinh tế kỹ thuật số.
Hiện tại, khoảnh khắc này sắp được tái hiện lại khi Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ chuẩn bị có cuộc điều trần với 4 hãng công nghệ lớn bậc nhất thời điểm này gồm: Amazon, Apple, Facebook và Alphabet.
Cụ thể, vào ngày thứ tư, 4 vị CEO của các công ty này – nhóm gồm những 2 người giàu có nhất thế giới buộc phải xuất hiện trước Ủy ban tư pháp Hạ viện Mỹ để trả lời về những cáo buộc liên quan tới việc các công ty này có đang quá thống trị hay gây tổn hại tới cạnh tranh hay không. Tuy nhiên vì tình hình dịch bệnh phức tạp nên những CEO này sẽ xuất hiện cùng nhau, thông qua một cuộc họp video call.
Đây là buổi điều trần chống độc quyền đầu tiên mang hình thức như vậy kể từ cuộc ghé thăm của Gates đến Capitol Hill vào năm 1999. Và các chuyên gia về chính sách tham gia vào cuộc gặp lịch sử đó được cho là sẽ tiếp tục tham gia vào cuộc họp lần này cùng với 4 gương mặt quyền lực nhất trong ngành công nghệ.
Các thành viên trong hội đồng nói rằng họ xác định rõ sẽ tiếp tục điều trần về những điều căn bản, thu thập bằng chứng về sức mạnh khổng lồ của Big Tech, từ đó vạch ra những chỉ dẫn cho các hành động tiếp theo gồm cả làm luật. Tuy nhiên, với những gã khổng lồ đóng, đặc biệt là những những mùa cao điểm chính trị, tiềm năng của việc này lại càng cao.
Trong số 4 vị CEO, có 3 người đều đã phải trải qua những phiên điều trần trước đây về những cáo buộc khác nhau gồm CEO Mark Zuckerberg của Facebook, Sundar Pichai của Google và Tim Cook của Apple.
Riêng CEO Jeff Bezos gây sự chú ý lớn bởi người đàn ông giàu nhất thế giới này chưa bao giờ bị thử thách trước quốc hội. Thậm chí, chúng ra cũng hiếm khi nhìn thấy Jeff Bezos tham gia một buổi phỏng vấn trực tiếp. Việc này khiến nhiều người hoài nghi về việc ông sẽ xử lý thế nào khi bị điều trần.
Tại sao Thung lũng Silicon đang bị soi xét kỹ?
Không giống trường hợp của Microsoft – vốn tập trung vào việc làm thế nào công ty đang sử dụng Window để tạo lợi thế không công bằng trên các trình duyệt web và những loại phần mềm khác, vấn đề được đưa ra thảo luận trong ngày thứ 4 tới có quy mô rộng hơn. Nó phản ánh việc làm thế nào ngành công nghiệp công nghệ đang mở rộng ra mỗi ngõ ngách của cuộc sống của con người, vượt xa ngoài máy tính gồm cả rau củ, chăm sóc sức khỏe, giao thông và những hoạt động hàng ngày khác.
Từ hơn 1 năm trước, Hạ nghị sĩ Mỹ David Cicilline - người đứng đầu tiểu ban điều tra chống độc quyền trong ngành công nghệ đã yêu cầu những bằng chứng tức các công ty công nghệ và phỏng vấn các đối thủ của họ. Ông cho biết muốn nghe phản hồi từ các CEO công nghệ hàng đầu trước khi kết thúc cuộc điều tra và đưa ra đề nghị thay đổi luật chống độc quyền. Kết quả là đã có tổng cộng 5 cuộc điều trần công khai đã diễn ra; 385 giờ họp kín, 93 yêu cầu truy cập thông tin từ các công ty đã tạo ra hơn 1,3 triệu tài liệu liên quan tới các vấn đề.
Cuộc điều trần sắp tới với 4 CEO được cho là hành động cuối cùng nhằm kết thúc cuộc điều tra.
Amazon đang bị điều tra vì cáo buộc sử dụng dữ liệu bán hàng từ bên thứ 3 để tìm ra những sản phẩm mới.
Apple bị cáo buộc về chính sách "hút máu" trên kho ứng dụng của hãng.
Sự thống trị của Facebook trong quảng cáo kỹ thuật số đã làm dấy lên cầu hỏi về việc liệu nó có đang giết chết những công ty tin tức nhỏ bằng việc hút máu quảng cáo của họ và dùng tiền mua những startup nhỏ hơn có nguy cơ trở thành đối thủ của họ.
Google thì bị cáo buộc ưu tiên các dịch vụ của chính họ trong các kết quả tìm kiếm.
Theo một số nhà phân tích thì phiên điều trần của bốn “đại gia công nghệ” được xem là động thái cho thấy “cuộc chiến pháp lý” giữa chính quyền Washington và các hãng công nghệ ngày càng leo cao, trong bối cảnh tầm ảnh hưởng của các hãng công nghệ ngày càng lớn và có thể ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, bao gồm cả đời sống lẫn chính trị.
Theo CNN