Su-35.
Các vụ mua bán vũ khí này đã mang lại hàng tỷ đô la cho nền kinh tế Nga và phần nào đó giúp giữ vững hòa bình trên toàn cầu.
Su-35 tới Trung Quốc
Theo RBTH, Nga đã chuyển giao một lô máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++ Su-35 mới nhất cho Trung Quốc theo hợp đồng đã hoàn thành vào năm 2015.
Theo tuyên bố của Cơ quan Liên bang về hợp tác quân sự-kỹ thuật (FSMTC), Nga kiếm được khoảng 2,5 tỷ USD trong thương vụ cung cấp 24 máy bay chiến đấu cho Trung Quốc. Thỏa thuận cũng bao gồm các thiết bị hỗ trợ cần thiết trên mặt đất, cũng như các động cơ và bộ phận dự trữ cho máy bay phản lực gửi đến cho quốc gia châu Á.
"Trung Quốc trở thành đối tác nước ngoài đầu tiên của Nga nhận các máy bay chiến đấu đa năng này. Bắc Kinh đồng ý mua thiết bị chiến đấu của Moscow, bất chấp mối đe dọa từ các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ áp đặt lên Trung Quốc vào giữa năm 2015.
Các biện pháp áp đặt được đưa ra như một phần của đạo luật trừng phạt CAATSA (chống lại các đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt), nhằm hạn chế hoạt động buôn bán vũ khí của Nga", Viktor Murahovsky, tổng biên tập tạp chí Homeland Arsenal nói với RBTH.
Mỗi máy bay chiến đấu Su-35 thế hệ 4 ++ nặng tới 19 tấn và bay ở độ cao tối đa là 20.000 mét. Nó có tốc độ tối đa 2.500 km/h và chỉ cần kíp lái một người. Chiến đấu cơ này cũng trang bị 8 tấn vũ khí, các tên lửa dẫn đường hiện đại, cũng như bom tự động được gắn ở 12 giá treo bên ngoài và một pháo 30 mm.
Tàu sân bay đến Ấn Độ
INS Vikramaditya.
INS Vikramaditya (hay trước đây gọi là tàu sân bay Đô đốc Gorshkov) là một tàu sân bay lớp Kiev từ thời Liên Xô được cải hoán. Con tàu ngừng hoạt động vào năm 1987 và đến năm 2004, nó được bán cho Ấn Độ để trở thành soái hạm của hải quân Ấn Độ. Theo báo cáo, tàu sân bay này có giá trị lên tới 2,35 tỷ USD và nó đã trở thành một phần không thể thiếu của hạm đội Ấn Độ kể từ đó.
Con tàu có lượng choán nước khổng lồ 45,5 tấn, có chiều dài 283,5 mét với chiều rộng 61 mét. Do có sáu máy phát điện tăng áp và sáu máy phát điện diesel, tàu sân bay có thể đạt tốc độ hơn 30 hải lý/giờ, tương đương 56 km/h.
Con tàu có thể đi tới 25.000 km trong 45 ngày mà không cần cập cảng. Để hoạt động, nó cần tới 110 sĩ quan và 1.500 thủy thủ.
Hiện tại, có tới 26 máy bay chiến đấu đa năng MiG-29K của Nga đang đóng trên boong tàu, cùng với trực thăng kiểm soát và cảnh báo sớm trên không KA-31, cũng như trực thăng chống tàu ngầm Ka-28.
"Hiện nay, Nga và Ấn Độ đang thảo luận về việc chuyển đổi những chiếc MiG-29K đã lỗi thời của Liên Xô sang máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++ MiG-35. Các máy bay này sẽ nhận được sự thay đổi trong năm tới và lô đầu tiên dự kiến sẽ được chuyển giao cho hạm đội Ấn Độ sau khi tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga được trang bị trước", ông Murahovsky nói.
Hệ thống phòng không S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ
S-400.
Trớ trêu thay, Thổ Nhĩ Kỳ lại trở thành quốc gia NATO đầu tiên mua hệ thống phòng không tiên tiến nhất của Nga - S-400 Triumf. Đồng minh phương Tây này đã mua hai tổ hợp S-400 với giá 2,5 tỷ USD.
Mỗi tổ hợp bao gồm bốn hệ thống phóng với mỗi hệ thống mang theo bốn tên lửa. Do đó, tổng cộng mỗi đơn vị có 16 tên lửa có khả năng bắn hạ máy bay chiến đấu thế hệ 5 và tên lửa hành trình ở khoảng cách 200 km.
Đó là còn chưa tính đến dàn chiến đấu dự bị có trong hợp đồng và sẽ được bố trí trên chiến trường. Ngoài ra, hợp đồng còn bao gồm các máy vận tải, trạm radar, một đài chỉ huy và một loạt phương tiện hỗ trợ.
"Nó vẫn không có đối thủ nặng ký trên thị trường hiện nay. Có, có tin đồn rằng Trung Quốc đã tạo ra một hệ thống tên lửa phòng không được gọi là HQ 26 ("Red banner-26") có thể bắn hạ các mục tiêu ở cự ly gần và thậm chí bắn trúng vệ tinh ở quỹ đạo thấp. Nhưng đây chỉ là những tin đồn. Nhiều quốc gia vẫn ưa chuộng các hệ thống phòng không do Nga sản xuất - chẳng hạn như Hy Lạp (quốc gia có S-300 của Nga đang trực chiến), Ấn Độ và các nước SNG", Vadim Kozulin, giáo sư tại Học viện Khoa học Quân sự Nga cho biết.
Theo ông, Trung Quốc vẫn chưa xác nhận khả năng các hệ thống của họ trong thử nghiệm thực chiến, cũng như trang bị cho quân đội. Vì chỉ khi xong hết các quy trình trên thì nước này mới có thể sản xuất phiên bản xuất khẩu cho các đối tác nước ngoài.
Chuyên gia quân sự Nga kết luận: "Đến thời điểm đó, chúng tôi đã hoàn thành công việc đối với phát triển hệ thống S-500 thế hệ tiếp theo".