S-400 không cần đánh chặn nếu Tomahawk bắn từ Romania

Sau khi Nga kích hoạt lại radar Dnepr thời Liên Xô ở Crimea, Moskva sẽ không cần dùng đến S-400 nếu tên lửa Tomahawk được Mỹ phóng đi từ Romania.

S-400 không cần đánh chặn nếu Tomahawk bắn từ Romania - Ảnh 1.

Phát hiện Tomahawk chỉ là chuyện nhỏ: Theo Izvestia ngày 17/5, trạm radar cảnh báo sớm Dnepr được xây dựng từ năm 1968 với chức năng giúp quân đội Liên Xô giám sát khu vực Biển Đen, Nam Âu, Trung Âu và một số khu vực ở Trung Đông. Sau khi Liên Xô sụp đổ, trạm radar này thuộc về Ukraine. Tuy nhiên, trạm vẫn tiếp tục cung cấp thông tin cho quân đội Nga dưới dạng cho thuê.

S-400 không cần đánh chặn nếu Tomahawk bắn từ Romania - Ảnh 2.

Đến năm 2009, Nga đã huỷ bỏ hợp đồng với Ukraine (trị giá 1,3 triệu USD/năm), sau khi Moskva xây dựng xong trạm radar Voronezh mới ở vùng Armavir. Để tái vận hạnh trạm radar Dnepr, Nga cần phải trang bị một hệ thống máy tính hoàn toàn mới và nâng cấp một số chi tiết kĩ thuật.

S-400 không cần đánh chặn nếu Tomahawk bắn từ Romania - Ảnh 3.

Trong khi đó, Tư lệnh các lực lượng phòng không và vũ trụ Nga Alexander Golovko cho biết nước này sẽ hiện đại hóa và tái khởi động trạm radar, có từ thời Liên Xô trước đây, trên bán đảo Crimea để cung cấp cảnh báo sớm về các cuộc tấn công bằng tên lửa. Theo Tư lệnh Alexander Golovko, trạm radar Dnepr ở thành phố cảng Sevastopol sẽ đi vào hoạt động chính thức vào cuối năm 2016.

S-400 không cần đánh chặn nếu Tomahawk bắn từ Romania - Ảnh 4.

"Hệ thống cảnh báo không kích Dnepr của trạm radar đặt tại Sevastopol, sẽ trở thành một phần của hệ thống cảnh báo tên lửa của Nga sau khi được hiện đại hóa, và sẽ đi vào hoạt động trong năm 2016." Theo những thông tin được công khai, hệ thống radar Dnepr có thể phát hiện việc phóng tên lửa đạn đạo từ các bệ phóng khác nhau (mặt đất, trên biển, trên không, từ tàu ngầm), tên lửa hành trình ở cự li 2.500 - 3.500km.

S-400 không cần đánh chặn nếu Tomahawk bắn từ Romania - Ảnh 5.

Nga dùng gì để đánh chặn Tomahawk? Theo Izvestia, với đặc tính kỹ thuật và kinh nghiệm trận mạc của "sứ giả chiến tranh" Tomahawk đã được Nga nghiên cứu trong nhiều năm qua cho thấy, nếu Mỹ phát động một cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình này vào Nga từ hướng Romania, đó sẽ không phải là cuộc tấn công bất ngờ và người Nga có cách đánh chặn mà không cần dùng đến S-300/400. Trong ảnh: Tên lửa hành trình Tomahawk.

S-400 không cần đánh chặn nếu Tomahawk bắn từ Romania - Ảnh 6.

Theo nhận định đó, Nga chỉ cần dùng đến Pantsir-S1. Được biết, Pantsir-S1 là tổ hợp được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên không hoặc trên mặt đất và trong khi di chuyển có khả năng bám sát tới 20 mục tiêu và thực hiện phóng cùng lúc hai tên lửa vào mục tiêu. Với cách đánh này, trên thế giới không có loại tổ hợp vũ khí nào có chức năng tương đương.

S-400 không cần đánh chặn nếu Tomahawk bắn từ Romania - Ảnh 7.

Hệ thống điều khiển hỏa lực của tổ hợp tên lửa Pantsir-S1 gồm radar phát hiện và bám mục tiêu, hệ thống quan sát quang-ảnh nhiệt (sử dụng khi bị đối kháng điện tử mạnh). Chúng cung cấp tham số bắn cho 2 pháo phòng không 2A38M 30 mm và 12 đạn tên lửa phòng không 57E6-E.

S-400 không cần đánh chặn nếu Tomahawk bắn từ Romania - Ảnh 8.

Ở tầm xa, Pantsir-S1 sử dụng tên lửa để tiêu diệt mục tiêu với tầm bắn lên tới 20km, tầm cao 16km. Theo Izvestia, hệ thống Pantsir-S1 sẽ phát huy thế mạnh của mình khi tấn công những mục tiêu bay tầm thấp như trực thăng, các máy bay cường kích, tên lửa hành trình… Vì vậy, việc đánh chặn những tên lửa hành trình như Tomahawk là công năng chính của của Pantsir-S1 dù Tomahawk hội tụ nhiều công nghệ đỉnh cao của thế giới trong việc dẫn đường, chỉ thị và tấn công mục tiêu. Trong ảnh: Tên lửa hành trình Tomahawk.

S-400 không cần đánh chặn nếu Tomahawk bắn từ Romania - Ảnh 9.

Hệ thống dẫn đường của Tomahawk có thể coi là một chuẩn mực đối với tên lửa hành trình hiện đại. Cơ chế dẫn đường của Tomahawk rất phức tạp và phối hợp nhiều công nghệ dẫn đường khác nhau, các hệ thống này bổ sung cho nhau nhằm tăng độ chính xác khi tác chiến.

S-400 không cần đánh chặn nếu Tomahawk bắn từ Romania - Ảnh 10.

Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ GPS từ vệ tinh cho phép cung cấp thông tin chính xác về vị trí của tên lửa trên quỹ đạo bay, đồng thời kết nối với nhiều phương tiện giám sát khác nhau trên mặt đất. Nôm na, Tomahawk không khác gì một chiếc UAV đầy thông minh.

S-400 không cần đánh chặn nếu Tomahawk bắn từ Romania - Ảnh 11.

Tính năng ưu việt của Tomahawk còn ở khả năng làm nhiễu radar cực tốt, và nên nhớ, đây chỉ là một quả tên lửa, có kích thước nhỏ hơn nhiều lần một chiếc tiêm kích hay cường kích. Để thực hiện xác định, khóa mục tiêu và ngắm bắn thực sự là một điều khó khăn. Đặc biệt, tầm bay thấp của loại tên lửa này (khoảng 100m) thực sự là một thách thức với mọi hệ thống tên lửa phòng không của đối phương.

S-400 không cần đánh chặn nếu Tomahawk bắn từ Romania - Ảnh 12.

Nhưng chính ưu điểm bay thấp của Tomahawk lại khiến nó có thể trở thành miếng mồi ngon cho hệ thống Pantsir-S1 của Nga bởi đánh chặn tên lửa hành trình bay tầm thấp là ưu điểm nổi bật nhất được biết đến của hệ thống này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại