S-400 - hệ thống "bất khả xâm phạm" hay chỉ là "hổ giấy"?

Đình Văn (Tổng hợp) |

Một số báo cáo gần đây cho rằng S-400 không thực sự mạnh như những gì nó được thổi phồng. Tuy nhiên, nếu S-400 chỉ là "hổ giấy" thì tại sao Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ lại phải tìm cách mua bằng được tổ hợp tên lửa phòng không này?

Liên tục được đặt mua

Khoảng 100 quân nhân Trung Quốc sẽ trải qua khóa huấn luyện sử dụng tên lửa S-400 từ tháng 3-6/2019 khi hệ thống phòng không thứ hai được bàn giao cho quân đội Trung Quốc vào nửa cuối năm nay, một nguồn tin quân sự-ngoại giao nói với hãng tin Nga TASS.

Trung Quốc đã trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên mua S-400 Triumf. Hợp đồng bao gồm hai trung đoàn. Trung đoàn thứ nhất được chuyển giao trong năm 2018. Cuối năm 2018, Trung Quốc được nói là đã sử dụng S-400 tiêu diệt các mục tiêu khí động học và đạn đạo.

Mới đây, phát biểu trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, Ngoại trưởng Qatar Abdulrahman al-Thani tuyên bố sẵn sàng nghiên cứu việc mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.

Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng tuyên bố, chính phủ của ông sẽ không hủy thương vụ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga bất chấp những cảnh báo từ Mỹ và các đồng minh.

Vậy S-400 là gì mà các nước phải tìm mọi cách có được?

Là sản phẩm vũ khí phòng không hàng đầu của Nga, tổ hợp tên lửa S-400 Triumf đã nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ chuyên gia vũ khí quốc tế.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 được xem là một phiên bản nâng cấp rất sâu của S-300 với những cải tiến đáng kể về hệ thống điều khiển, radar, đạn tên lửa đánh chặn.

S-400 được chế tạo với mục đích tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu bay như máy bay bao gồm cả máy bay gây nhiễu, máy bay chỉ huy/báo động sớm kiểu AWACS, máy bay trinh sát, máy bay chiến lược, chiến thuật, kể cả máy bay tàng hình, máy bay không người lái, trực thăng, tên lửa hành trình.

Đặc biệt là khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 400 km với độ chính xác cao. S-400 có thể giải quyết được tất cả các vấn đề khó khăn mà 2 người em của nó là S-200 và S-400 đang gặp phải.

Tuy rất mạnh nhưng những tổ hợp S-400, S-300 vẫn chưa khai hỏa và vì vậy chúng chưa chứng minh được sức mạnh khi trực chiến tại Syria , tạp chí National Interes nhận định.

Hay chỉ là "hổ giấy"?

Tuy nhiên, liệu S-400 có phải chỉ là "hổ giấy" vì trong một báo cáo mới đây, Cơ quan Nghiên cứu quốc phòng Thụy Điển (FOI) cho rằng truyền thông đã thổi phồng mối đe dọa của S-400.

Báo cáo phân tích để S-400 có tầm bắn 400km chống lại các máy bay cỡ lớn, nó phải có khả năng quan sát "ngoài chân trời radar" với đường cong tự nhiên của trái đất.

Có một số giải pháp cho vấn đề này, đáng kể là sử dụng radar ngoài đường chân trời OTH hoặc sử dụng phối hợp một số thiết bị, bao gồm sử dụng dữ liệu từ máy bay cảnh báo để khai hỏa tên lửa đất đối không.

Các tác giả của FOI cho rằng các radar OTH hiện nay không thể dẫn bắn một tên lửa hiệu quả. Họ trích dẫn một bài báo của tác giả David Axe trên tạp chí WIB và một bài báo của Thụy Điển về radar OTH năm 2016.

Tuy nhiên, vẫn có khả năng người ta bắn tên lửa 40N6 theo đường cầu vồng đạt tầm bắn như công bố, sử dụng các radar OTH và sau đó quả tên lửa tự dẫn đường bằng đầu dò radar chủ động của đạn, có tầm hoạt động 30km, giúp tên lửa hoàn tất nhiệm vụ.

Báo cáo của FOI thừa nhận khả năng này, nhưng cho rằng cách dẫn bắn này thiếu độ chính xác. Tuy nhiên, theo một bài báo trên National Interest, phân tích các số liệu động học và năng lực tìm kiếm của tên lửa S-400, khả năng này là mối đe dọa thực sự đối với các máy bay cỡ lớn.

S-400 - hệ thống bất khả xâm phạm hay chỉ là hổ giấy? - Ảnh 1.

Tại chiến trường Syria, Nga chủ yếu sử dụng hệ thống Pantsir-S1.

Các máy bay cảnh báo sớm, theo bài báo, có thể cung cấp dữ liệu chính xác hơn nhiều. Nga có hơn 20 máy bay cảnh báo sớm A-50M, có thể phát hiện máy bay địch trong phạm vi 800km, vượt rất xa tầm bắn của tên lửa S-400.

Vấn để chủ chốt ở đây là kết nối các hệ thống: máy bay cảnh báo sớm cần gửi dữ liệu tới S-400, rồi hệ thống này sử dụng chúng nhắm bắn máy bay địch. Nga chưa hề thảo luận hay chứng minh năng lực này, trong khi FOI nói thực hiện nó rất khó khăn.

Nhưng các máy bay đánh chặn MiG-31 của Liên Xô và sau này là Nga được biết đến với năng lực phối hợp thông tin trong thời Chiến tranh lạnh, mặc dù chỉ trong tác chiến không đối không.

Chúng có khả năng truyền dữ liệu, thông tin dẫn bắn cho tên lửa từ một MiG-31 tới máy bay khác. Chúng cũng có thể tập hợp dữ liệu và truyền về trung tâm dưới mặt đất, cho dù phạm vi và mức độ là chưa rõ, đối với những người bên ngoài.

Trong khi FOI nói S-400 được đánh giá quá cao, báo cáo của họ lại thổi phồng sự dễ dàng trong việc bắn hạ hệ thống phòng không này, theo tác giả Charlie Gao trên National Interest.

Khi nói về việc đối phó với S-400, FOI nói một tiểu đoàn S-400 có thể bắt bám 16-64 mục tiêu trước khi phải "khởi động lại", tùy thuộc vào mức độ đa dạng của tổ hợp tên lửa tầm trung và tầm xa có trên bệ phóng.

Và họ cho rằng chỉ cần tấn công "bão hòa" với hàng chục vụ khí chính xác kèm theo các biện pháp nghi binh có thể tiêu diệt năng lực radar của S-400.

Trong khi "hàng chục" là con số khá mơ hồ, phân tích của FOI bỏ qua sự hiện diện của các hệ thống phòng không khác được triển khai đi kèm (ví dụ hệ thống phòng không tầm gần Pansir-S1 hay Tor), cũng nhưng năng lực loại bỏ nghi binh của S-400…

Cũng thêm một dẫn chứng nữa cho nghi ngờ về sức mạnh thực sự của S-400 khi không quan Israel có thể tấn công và rút lui an toàn nga y trước mũi các hệ thống S-400 và S300 của Nga.

Nói tóm lại, không thể coi thường năng lực của hệ thống S-400, nhưng sở hữu hệ thống này nếu không kèm các năng lực hay điều kiện khác như nói ở trên thì có thể trong một số trường hợp, nó cũng chỉ là "hổ giấy".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại