Rốt cuộc "Biển đen im lặng" là gì mà ca sĩ nào cũng sợ hãi?

Diệp Lục |

Tại Hàn Quốc, Black Ocean (Biển đen im lặng) được xem là "hình phạt cao nhất" dành cho một nghệ sĩ.

Nguồn gốc của Black Ocean (Biển đen im lặng)

Black Ocean (Biển đen im lặng) bắt nguồn từ làng giải trí Hàn Quốc. Trong cộng đồng người hâm mộ ngôi sao Hàn Quốc luôn tồn tại một thứ gọi là "danh dự của fandom" được khẳng định bằng màu lightstick, màu bóng bay để có thể ủng hộ thần tượng của mình trong các concert ca nhạc.

Và với mỗi thần tượng, phần thưởng mà họ chờ đợi nhiều nhất chính là được nhìn thấy màu của fandom được "phủ kín" trong màn trình diễn của họ. Được đứng trên sân khấu rộng lớn, giữa một biển ành sáng được tạo ra từ hàng ngàn fan hâm mộ hết lòng vì mình, chính là cảm giác tuyệt vời nhất.

Nhưng không phải lúc nào các nghệ sĩ cũng được người hâm mộ đối đãi như vậy.

Rốt cuộc Biển đen im lặng là gì mà ca sĩ nào cũng sợ hãi? - Ảnh 1.

Khái niệm Black Ocean ra đời vào năm 2008 trong màn trình diễn "tối om" của SNSD.

Black Ocean ra đời lần đầu tiên vào năm 2008 và SNSD chính là những thần tượng đầu tiên phải gánh chịu hình phạt khủng khiếp này.

Năm 2008, tại Dream Concert, SNSD đã có "mười phút biểu diễn đáng sợ" khi fandom các nhóm nhạc khác đồng loạt "tắt cả hình và tiếng", để lại một khán đài không ánh sáng, không một lời cổ vũ. Đây được xem là màn tẩy chay đầu tiên và lớn nhất của khán giả lớn nhất trong K-pop.

Được biết, cả ba fandom Cass (DBSK), Triple S (SS501), ELF (Suju) đã cùng nhau hợp lực trong vụ việc tẩy chay này.

Hành động của CA-RT-EL ngày hôm đó được tuyên bố với mục đích "đem chín nàng tiên đang lên của SM trở về đúng vị trí của mình", vì trước đó một vài tin đồn cho rằng SONE (fan SNSD) có hành vi thô lỗ và bạo lực với các fan khác, cũng như có thái độ ngạo mạn, thiếu tôn trọng các đàn anh (ý chỉ DBSK, SS501, SuJu).

Đây được xem là một sự kiện "hố đen" trong lịch sử Kpop và là nỗi ám ảnh với rất nhiều ban nhạc.

Sau sự kiện năm 2008, Black Ocean trở thành một "hình phạt" tối cao dành cho các thần tượng.

Sau đó 2 năm, cũng chính SNSD phải gánh chịu Black Ocean. Năm 2010, cũng tại Dream Concert, SNSD bị một lượng không nhỏ khán giả tắt lightstick trong màn biểu diễn ca khúc Run Devil Run. Được biết, đây là do mâu thuẫn của SONE với ELF (fan của Super Junior) về vấn đề chỗ ngồi, dẫn đến xích mích giữa hai bên và kéo theo hành động không đẹp này.

Rốt cuộc Biển đen im lặng là gì mà ca sĩ nào cũng sợ hãi? - Ảnh 2.

Black Ocean của T-Ara vào năm 2015.

Sau SNSD, cũng có nhiều nhóm nhạc phải nhận hình phạt này như T-Ara, EXO, BST, Seventeen...

Rốt cuộc Biển đen im lặng là gì mà ca sĩ nào cũng sợ hãi? - Ảnh 3.

Biển đen của BTS tại "Grammy Hàn Quốc".

Rốt cuộc Biển đen im lặng là gì mà ca sĩ nào cũng sợ hãi? - Ảnh 4.

Sân khấu "Mansae" của SEVENTEEN tại MAMA 2015.

Rốt cuộc Biển đen im lặng là gì mà ca sĩ nào cũng sợ hãi? - Ảnh 5.

Lovelyz đã bị fan phản đối, tạo một "biển đen im lặng" vào năm 2015. Nguyên nhân được cho là vì fan phản đối thành viên Ji Soo sau scandal đồng tính và quấy rối tình dục.

Black Ocean - Cơn ác mộng của các ngôi sao

Trên thực tế, Black Ocean chinh là cơn ác mộng của các ngôi sao, khi mà một lỗi lầm của họ (hoặc không phải từ họ), có thể sẽ khiến họ phải nhận lãnh một màn "trừng phạt" tàn khốc ngay trên sân khấu.

Nó cũng được xem như là hình phạt cao nhất, lời tuyên bố giận dữ của người hâm mộ với nghệ sĩ. Và chắc chắn không ngôi sao nào muốn đối mặt với bóng đen im lặng khi biểu diễn.

Black Ocean được xem là lời cảnh cáo đến nghệ sĩ trên sân khấu vì một lỗi lầm nào đó mà họ phạm phải (hoặc không phải lỗi của họ).

Hoặc là lời tuyên chiến với những người đứng sau thần tượng (quản lý, nhà sản xuất, công ty chủ quản...).

Rốt cuộc Biển đen im lặng là gì mà ca sĩ nào cũng sợ hãi? - Ảnh 6.

Biển đen trong màn trình diễn của Noo Phước Thịnh.

Điều quan trọng hơn nó thể hiện: Quyền của người hâm mộ. Điều rất ít thấy tại làng giải trí Việt.

Với Kpop, fandom được xem là "bộ mặt đại diện" của thần tượng. Và họ là những người có sức mạnh tối thượng, họ có thể tạo ra một vùng ánh sáng rực rỡ, hoặc một "hố đen" có thể dìm chết ánh hào quang của bất cứ nhóm nhạc nào.

Một phóng viên tại Hàn Quốc từng chia sẻ: "Miễn là Kpop vẫn tồn tại những fandom "nhạy cảm", và light–stick vẫn tiếp tục được sử dụng trong những buổi ghi hình thì Black Ocean vẫn sẽ còn tàn khốc "ném" một nhóm nhạc nào đó vào tình cảnh bẽ mặt không thể cứu hồi, trong phút chốc biến họ trở thành tâm điểm bị chỉ trích bởi toàn bộ công chúng, cho dù đó có thực sự là lỗi của họ hay không đi chăng nữa".

Và quan trọng hơn, họ có quyền thề hiện thái độ với những idol mà họ không thích.

Hiện nay, Black Ocean đã dần ít đi vì dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào, đây cũng là hành động trực tiếp làm tổn thương người khác.

Tuy nhiên, nó vẫn tồn tại để "nhắc nhở" những ngôi sao rằng, người hâm mộ, họ luôn có cái quyền lực tối cao của chính mình đó là có thể làm cho sân khấu rực rỡ ánh đèn cũng có thể biến nó thành hố đen im lặng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại