Rắn hổ mang mới sinh nguy hiểm tới mức nào?

Hoa Hướng Dương |

Bản năng sát thủ, săn mồi của rắn hổ mang được thực hành ngay khi chúng vừa chào đời.

Rắn hổ mang là loài rắn độc dài nhất thế giới, có chiều dài tối đa đã được ghi nhận là 7m (trích trong cuốn sách "Living Snakes of the World" (1987) của John M. Mehrtens, điều đáng sợ hơn là con mồi mà chúng săn lại chính là các loài rắn khác hay thậm chí... đồng loại!

Bản thân chi Ophiophagus (tiếng Hy Lạp cổ) mà chúng thuộc vào cũng có nghĩa là "loài vật ăn thịt rắn". Do đó, chúng vô cùng nguy hiểm với hầu hết các sinh vật, bao gồm con người. 

Rắn hổ mang mới sinh nguy hiểm tới mức nào? - Ảnh 1.

Bản năng sát thủ, săn mồi của rắn hổ mang được thực hành ngay khi chúng vừa trào đời. Ảnh minh họa.

National Geographic cho biết, tuy to lớn như vậy nhưng rắn hổ mang chúa lại cực kỳ nhanh nhẹn, linh hoạt với bản năng sát thủ đáng sợ, chúng dùng đầu lưỡi thè ra rồi thụt vào chạm tới cơ quan thụ cảm giác quan (cơ quan Jacobson) để nhận biết tín hiệu con mồi hay kẻ thù.

Loài rắn này còn có đôi mắt tinh tường có thể quan sát trong vòng 100 m và rất nhạy cảm với rung động mặt đất nên khi bị chúng phát hiện, con mồi khó mà thoát được.

Nọc độc mà chúng sử dụng để kết liễu đối thủ có tên haditoxin thuộc nhóm neurotoxin (độc tố thần kinh) và nhiều thành phần khác, rắn hổ mang có thể điều tiết lượng nọc độc tiết ra phù hợp với từng loại đối tượng.

Trong đó, lượng nọc độc nhiều nhất có thể khiến cả một con voi trưởng thành cũng mất mạng, còn lượng trung bình mỗi lần cắn có thể giết chết 20 đến 30 người trưởng thành nếu không kịp điều trị y tế.

Dưới đây là màn săn mồi (con mồi là rắn nước Olive) của một con rắn hổ mang mới sinh nhưng đã tỏ ra vô cùng điêu luyện và nguy hiểm của National Geographic:

Xem video:

Rắn hổ mang chúa săn rắn nước Olive. Nguồn: Nat Geo

Nguồn: National Geographic

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại