Radar lượng tử: “Khắc tinh” của tàng hình hay chỉ là trò bịp bợm?

Huyền Chi |

Giới chuyên gia hàng không đang tranh luận gay gắt về hệ thống radar mới của Trung Quốc, liệu nó có khả thi hay chỉ là trò bịp bợm?

Vào thời điểm tiền sự kiện khủng bố ngày 11/9, thời điểm mà máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ còn đang được thử nghiệm, công nghệ tàng hình là một thứ gì đó mới mẻ và đột phá. Giới chuyên gia cho rằng các hệ thống radar lúc bấy giờ không thể nào theo dõi nổi những máy bay ném bom như B-2 và các chiến đấu cơ tàng hình.

Nhưng chỉ là lúc đó. Giờ, năm 2021, các nhà nghiên cứu Trung Quốc tuyên bố rằng họ đang phát triển công nghệ radar lượng tử có thể phát hiện máy bay tàng hình bằng cách tạo ra một cơn bão điện tử nhỏ (EMW), theo một nghiên cứu mới được đăng tải trên Tạp chí Radars (Journal of Radars) của Trung Quốc.

Còn theo tạp chí Interesting Engineering, đây không phải lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đến từ Trung Quốc đưa ra tuyên bố lớn về một hệ thống radar lượng tử có thể hoạt động được, và nhiều chuyên gia đến từ các nước khác bắt đầu tranh luận gay gắt về tính khả thi của nó.

Đây có phải một bước đột phá của Trung Quốc trong việc theo dõi các chiến đấu cơ tàng hình của Mỹ? Nên nhớ rằng mọi loại vũ khí sớm hay muộn cũng sẽ gặp phải hệ thống “khắc tinh” của nó, bởi vậy không có gì lạ khi đến một ngày các chiến đấu cơ tàng hình bị phát hiện.

Và thực tế cũng cho thấy là Bắc Kinh và Washington đang trong một cuộc chạy đua vũ trang lượng tử, bắt đầu cách đây vài năm và hiện căng thẳng không khác gì Chiến tranh Lạnh.

Radar lượng tử là gì?

Các loại radar truyền thống thường có phần đĩa cố định hoặc xoay được, trong khi radar lượng tử được thiết kế trông giống như một khẩu súng hơn để có thể phóng ra các chùm electron có vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng.

Một khi các electron này đi qua một ống gió có các trường điện tự mạnh, electron có thể sản sinh ra một cơn lốc sóng cực ngắn (sóng vi ba) cuốn về phía trước giống như một trận bão theo chiều ngang, theo báo cáo.

Nếu như thành công, một hệ thống radar lượng tử theo lý thuyết sẽ vượt trội hơn hẳn so với bất kỳ hệ thống radar nào trong quá khứ, nhưng đó chỉ là “nếu”; theo Zhang Chao và đội ngũ nghiên cứu của ông đến từ ĐH Thanh Hoa, Trung Quốc. Tuy nhiên, lợi ích mà công nghệ này mang lại đáng để họ nỗ lực.

“Công nghệ tàng hình càng tiến bộ, thì lợi ích từ hệ thống radar lượng tử càng cao”, nhóm nghiên cứu nói thêm.

Thế nhưng, các hạt cơ bản có trong “cơn bão điện tử” nhân tạo này lại thể hiện những đặc tính kỳ dị, theo nhóm khoa học. Trong nghiên cứu mà nhóm nghiên cứu Trung Quốc công bố mới đây, mỗi hạt đều duy trì được động lực xoắn không ngừng theo thời gian và khi khoảng cách tăng.

Theo lý thuyết của Albert Einstein, điều này là bất khả thi về mặt vật lý, nhưng nhóm khoa học Trung Quốc lại khẳng định rằng cơ khí lượng tử đã vượt qua những lý thuyết vật lý cũ trước đây, bởi vậy cho phép hệ thống này phát hiện các mục tiêu mà radar truyền thống không thể.

Và radar lượng tử không chỉ có tầm hoạt động cực rộng, mà còn không chịu ảnh hưởng bởi thời tiết cực đoan nữa. Nếu như được triển khai ở những khu vực có tranh chấp, radar lượng tử có thể tạo nên lợi thế lớn cho bên sở hữu nó.

Những phi cơ chiến đấu tàng hình như F-22 Raptor hay F-35, như một ví dụ, có khả năng hấp thụ lượng lớn sóng radar thông qua một lớp vật liệu bao phủ đặc biệt, mà khi kết hợp với thiết kế ngoại vi tối ưu có thể giảm tín hiệu của nó trên màn hình radar, không khác gì một trái bóng chày.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, công nghệ radar quân sự đã được nâng cấp đáng kể. Chúng được tăng cường độ tinh nhạy, đủ cao để có thể phát hiện ra máy bay tàng hình. Nhưng công nghệ tàng hình cũng được nâng cấp theo, cụ thể là các chất liệu phủ tàng hình, càng giúp khả năng tàng hình của máy bay tăng thêm.

Nói chung, tàng hình giống như một con đường có 2 lối – cả nó lẫn công nghệ chống lại nó đều được nâng cấp. Và nếu công nghệ tàng hình tiếp tục được cải thiện, một số người tin rằng nó sẽ vượt qua khả năng của bất kỳ hệ thống radar nào. Đương nhiên đây chỉ là một ý kiến chứ không phải thực tế.

Tham vọng lượng tử

Các nhà khoa học quân sự ở Trung Quốc cho biết họ đã thử nghiệm một mẫu nguyên bản radar lượng tử vào năm 2016, nhưng đề tài này lại không được đem ra tranh luận sôi nổi. Điều này là do giới khoa học rất hoài nghi, họ cần nhìn thấy bằng chứng, chứ không chỉ là những tuyên bố trống rỗng.

Một báo cáo đăng tải trên Tạp chí Khoa học (Science Magazine) vào năm ngoái cho rằng radar lượng tử có thể không bao giờ được ứng dụng tầm xa, như theo dõi các máy bay tàng hình, do các cuộc thí nghiệm đã cho thấy nhiều lỗ hổng chết người của nó – một trong số đó cho rằng hệ thống radar này chỉ có thể hoạt động ở nhiệt độ 0 tuyệt đối, thấp hơn nhiều so với nhiệt độ trên vùng trời của Trung Quốc.

“Tôi tin rằng khi Trung Quốc tuyên bố về radar lượng tử, dường như không ai chú ý” – Fabrice Boust, chuyên gia về radar và là nhà vật lý đến từ cơ quan hàng không Pháp, ONERA, nói – “Nhưng họ biết chắc là sẽ có phản ứng về tuyên bố đó”.

Nhưng có một điều chắc chắn là, Bắc Kinh thực sự đang trú tâm nghiên cứu công nghệ lượng tử. Vào ngày 14/9/2019, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và chính quyền Thượng Hải đã ký một thỏa thuận hợp tác để phát triển Trung tâm Khoa học Lượng tử Thượng Hải. Trung tâm này hiện là cơ quan tiên phong về nghiên cứu công nghệ lượng tử ở cấp độ đại học.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại