Ukraine mang hạt nhân ở Crimea dọa Mỹ

Đông Phong (Tổng hợp) |

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố khả năng Nga triển khai vũ khí hạt nhân ở Crimea để Mỹ, NATO gia tăng bảo vệ quân sự với mình.

Tờ Pravda của Nga ngày 30/3 đưa tin cho biết, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã đưa thông tin về các khả năng Nga triển khai vũ khí hạt nhân trên bán đảo Crimea trong các cuộc hội đàm tại Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về an ninh hạt nhân tại Mỹ.

Ông Poroshenko cũng được cho là sẽ thảo luận với các quan chức Mỹ về động lực mới cho các cuộc đàm phán giữa Kiev và Washington về cách giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Tờ báo Nga cho rằng, các thông tin về việc triển khai vũ khí hạt nhân của Nga ở bán đảo Crimea là một chiến lược gây áp lực để Mỹ và NATO có thêm các hành động mạnh mẽ hơn tại quốc gia này để chống lại các mối đe dọa từ Nga.

Còn nhớ, từ hồi đầu tháng 3 này, ông Poroshenko cũng lên tiếng về các động thái của Nga và nhận được nhiều sự quan tâm của các nghị sỹ Mỹ.

Những nghị sỹ Mỹ cho rằng, hành động của Nga có thể kích động phản ứng từ các đồng minh NATO tại Đông Âu và khiến các nước này tăng cường đòi hỏi phương Tây phải thực hiện cam kết "bảo vệ" họ bằng cách triển khai quân đội và vũ khí chiến lược tới khu vực.

Thực chất, việc Nga có triển khai vũ khí hạt nhân tới Crimea là chuyện chẳng còn mới đối với Mỹ hay NATO.

Moscow cũng công khai kế hoạch triển khai các loại vũ khí hạt nhân và quyền triển khai chúng từ hồi bán đảo này chính thức được sáp nhập vào Nga.

Vụ trưởng Vụ kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga Mikhail Ulyanovsk tuyên bố từ hồi cuối năm 2015: "Rõ ràng, Nga có quyền triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình, ở bất kỳ khu vực nào của Nga nếu Nga thấy điều đó là cần thiết. Về nguyên tắc chúng tôi có quyền đó, rõ ràng là như vậy”.

Đó cũng không phải là lần đầu tiên giới chức Nga đưa ra tuyên bố về khả năng đưa vũ khí hủy diệt hàng loạt vào bán đảo Crimea.

Hồi tháng 12/2014, khi phát biểu với hãng tin Interfax của Nga, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng từng nhấn mạnh rằng Moscow có quyền triển khai vũ khí hạt nhân trên bán đảo Crimea.

Ngay cả nhà lãnh đạo cộng đồng người Tatar ở Crimea, Mustafa Dzhemilev hồi giữa tháng 12/2015 cũng cho biết Nga đã đưa vũ khí hạt nhân tới Crimea.

Vậy Tổng thống Petro Poroshenko lại nhắc tới điều này ở Hội nghị thượng đỉnh về hạt nhân ở Mỹ chắc chắn không phải chỉ mang mục đích cập nhật tình hình triển khai vũ khí hạt nhân của Nga tới Crimea đã đến mức độ nào.

Ukraine và ý định tái triển khai hạt nhân

Ông Poroshenko vẫn hiểu vai trò đứng giữa châu Âu và Nga ở một vị trí thuận lợi của mình để có thể đòi hỏi những điều kiện tốt hơn từ phía Mỹ hay NATO nhằm củng cố hệ thống quân sự vốn lỏng lẻo.

Nhắc Nga triển khai vũ khí hạt nhân, chắc chắn Tổng thống Ukaine cũng ngấm ngầm lên gồng với Mỹ và NATO nhắc lại ý định triển khai lại vũ khí hạt nhân của quốc gia này từ hồi Thỏa thuận Lisbon năm 1992 được ký kết thông qua.

Ukraine cũng từng có ý định gia nhập câu lạc bộ các quốc gia hạt nhân ngay sau khi bán đảo Crimea được sáp nhập với Nga.

Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Pripyat , Ukraine bị nổ là thảm hoạ hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử.
Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Pripyat , Ukraine bị nổ là thảm hoạ hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử.

"Nay chúng tôi không thể bảo vệ (Ukraine), nếu như thế giới không giúp chúng tôi, chúng tôi sẽ buộc phải trở lại với việc chế tạo vũ khí này (hạt nhân), nó sẽ bảo vệ Ukraine trước nước Nga", Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Valerii Heletei phát biểu tại cuộc gặp thượng đỉnh chính thức NATO hôm 26/3 vừa qua.

Tại một cuộc họp của các nhà vật lý hạt nhân tại Kharkov, Tổng thống Ukraine Petro Porpshenko cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của nhà máy hạt nhân đầu tiên trên thế giới được phát triển bởi các chuyên gia Ukraine.

Trong cuộc phỏng vấn của Segodnya.ua, Thủ lĩnh đảng Cấp tiến, nghị sĩ Verkhovnaya Rada Oleh Lyashko nhấn mạnh: "Tôi đã nói nhiều lần với Tổng thống, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia và Thủ tướng, rằng Ukraina phải xúc tiến công việc về khôi phục tiềm năng hạt nhân của đất nước để phục vụ yêu cầu an ninh.

Chúng ta có đủ mọi khả năng. Chúng ta có trường phái khoa học, có uranium, có các sáng chế, có "Pivdenmash" (doanh nghiệp về sản xuất kỹ thuật tên lửa-vũ trụ, nằm ở Dnepropetrovsk). Chúng ta thừa sức chế tạo tên lửa hạt nhân".

Ukraine hiện có hơn 90 hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật mà khi cần có thể sử dụng làm phương tiện mang đầu đạn hạt nhân.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại