Truyền thông hai nước nói gì về tương quan lực lượng Mỹ và Trung Quốc?

Nguyễn Thị Quỳnh Như |

Thông tin về tương quan lực lượng Mỹ và Trung Quốc thường nhiễu loạn và thiếu khách quan tại Mỹ và cả tại Trung Quốc. Người Trung Quốc hay nhận định về Mỹ như một siêu cường đang hấp hối vì lười biếng cải cách. Tờ Thời báo Hoàn Cầu có xu hướng phác họa Mỹ với hình ảnh nền chính trị rối beng và sự gắn kết xã hội đang bị xói mòn, và đặc biệt là những nỗ lực gần đây của Obama cũng bị xem là vô nghĩa.

Tương quan lực lượng Mỹ và Trung Quốc và sự khác biệt trong xu hướng truyền thông của hai quốc gia

Tờ Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, có xu hướng phác họa Mỹ với hình ảnh nền chính trị rối beng và sự gắn kết xã hội đang bị sói mòn, và đặc biệt là những nỗ lực gần đây của Obama cũng bị xem là vô nghĩa.

Đây không chỉ là quan điểm của dân chúng mà cũng là quan điểm phổ biến trong hàng ngũ lãnh đạo. Nhiều lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng cán cân quyền lực đã dịch chuyển, hiện nay là thời điểm vàng của Trung Quốc trong khi Mỹ sẽ mất đi vị thế cường quốc số 1 thế giới.

Biết người trăm trận trăm thắng nhưng có lẽ hai cường quốc kinh tế chưa đánh giá đúng đối thủ của mình. Trung Quốc có thói quen trầm trọng hóa những yếu kém của Mỹ và thổi phồng sức mạnh của mình.

Từ nhận thức sai lầm này, có thể dẫn đến xung đột quân sự và nguy cơ mất ổn định toàn cầu, mà khu vực Đông Á sẽ hứng đòn trước tiên.

Trung Quốc đã thay đổi chiến lược ngoại giao thận trọng sang công khai đối đầu với Mỹ và các đồng minh trong khu vực, bao gồm cả Nhật Bản và Philippines.

Trong khi đó, Mỹ quyết định “xoay trục” sang khu vực châu Á Thái Bình Dương trước những lo ngại về sức mạnh quân sự của Trung Quốc.

Truyền thông Trung Quốc có xu hướng mô tả về TT Obama như một nhà lãnh đạo bất lực trước sức mạnh trỗi dậy của Trung Quốc - Ảnh AP

Trung Quốc đừng mơ vượt mặt Mỹ

Khi nền kinh tế Mỹ rơi vào cuộc khủng hoảng được xem là tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã xem đó là thời cơ Trung Quốc trỗi dậy.

Nhận thức được sức mạnh quân sự, bắt nguồn từ sức mạnh kinh tế, Trung Quốc điên cuồng mở rộng nền kinh tế, thực hiện những khoản cho vay thiếu thận trọng và đầu tư lãng phí. Các cây cầu và các"thành phố ma" được xây dựng tràn lan...

Tuy nhiên thực tế cho thấy phần lớn sự tăng trưởng gần đây của Trung Quốc là “tăng trưởng ảo”. Các doanh nghiệp nhà nước phải đối mặt với các khoản nợ vượt quá kiểm soát; ngành công nghiệp thép và đóng tàu thì đau đầu với năng suất dư thừa.

Cái giá phải trả cho các hoạt động kinh tế thiếu hiệu quả không chỉ dừng ở đó. Theo thống kê, khoảng 20% diện tích đất nông nghiệp ở nước này đã bị ô nhiễm.

Thêm vào đó là nhiều vấn đề phức tạp mà Trung Quốc khó có thể khắc phục trong tương lai gần, bao gồm giáo dục yếu kém, hưu trí thấp, phúc lợi xã hội và dịch vụ y tế không đảm bảo. Dân số Trung Quốc cũng đang già đi và quy mô lực lượng lao động càng ngày càng thu nhỏ.

Trong bối cảnh này, Larry Summers, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ phát biểu ông không tin rằng Trung Quốc có thể qua mặt Mỹ về sản lượng kinh tế tổng thể.

Ông cho rằng sau khi trải qua tăng trưởng kinh tế lớn nhất trong lịch sử, mức tăng trưởng của Trung Quốc có khả năng quay trở về với mức trung bình toàn cầu. Nói cách khác, trước mắt Trung Quốc sẽ không thể vượt qua Mỹ và có lẽ cũng sẽ không bao giờ bắt kịp Mỹ .

Tuy nhiên trong tương lai nền kinh tế Trung Quốc cũng sẽ không đến nỗi quá “ảm đạm”. Để cải thiện tình hình, Tập Cận Bình đã giới thiệu chương trình cải cách kinh tế sâu rộng.

Nước Mỹ: Phong độ thất thường nhưng đẳng cấp là mãi mãi

Là nơi quy tụ các doanh nhân và nhà khoa học tài năng, Mỹ có triển vọng kinh tế khá tươi sáng trong dài hạn. Thậm chí một tỷ lệ lớn các kỹ sư Trung Quốc đã đầu quân cho Thung lũng Silicon Valley, nơi họ được đãi ngộ tốt hơn quê nhà.

Nhờ cuộc cách mạng đá phiến-khí, nền sản xuất cũng đã hồi phục. Với năng lực hiện nay, ngưởi ta dự đoán chỉ trong 10 năm nữa, Mỹ có thể tự đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình.

Tuy nhiên thành công của Mỹ cũng không phải là một yếu tố chắc chắn. Bế tắc chính trị của Washington có thể dẫn đến nhiều hậu quả.

Mỹ đã từng nhận thức sai lầm khi cho rằng Liên Xô và Nhật Bản là những mối đe dọa kinh tế. Nhiều ý kiến hoài nghi liệu nhận định về Trung Quốc có lặp lại sai lầm tương tự.

Khó mà tiên đoán về một sự trỗi dậy của Trung Quốc, hay sự sụp đổ của nước Mỹ . Điều này đẩy các quốc gia khu vực Đông Nam Á vào tình thế “khó xử” trong việc quyết định làm bạn với cường quốc nào.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại