Trung Quốc định "thôn tính" Senkaku/Điếu Ngư bằng... ngư dân?

Động thái bất thường từ phía Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, khiến giới lãnh đạo Tokyo căng thẳng.

Số tàu Hải giám của chính quyền Bắc Kinh quanh các đảo trong vùng biển Hoa Đông do Nhật kiểm soát, có dấu hiệu suy giảm về số lượng cũng như tần suất hoạt động.

Tuy nhiên, số lượng tàu đánh cá mang cờ Trung Quốc hoạt động tại khu vực này lại tăng lên trong những ngày qua, cho thấy hướng tiếp cận mới của Bắc Kinh trong việc theo đuổi chính sách lãnh thổ của mình.

Tức giận Thủ tướng Nhật, TQ điều 3 tàu vào Senkaku/Điếu Ngư Tức giận Thủ tướng Nhật, TQ điều 3 tàu vào Senkaku/Điếu Ngư

Hôm 18/10, Trung Quốc đã điều 3 tàu cảnh sát biển vào quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư để thể hiện sự tức giận trước việc Thủ tướng Nhật Bản gửi đồ tế lễ tới đền Yasukuni.

Vào ngày thứ 10 của Diễn đàn Tokyo - Bắc Kinh được tổ chức tại thủ đô Nhật Bản, một quan chức quân đội Trung Quốc bất ngờ tham gia bằng cách đề xuất một danh sách dài các bước nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng an ninh.

25 kiến nghị của ông bao gồm việc thiết lập đường dây nóng giữa hải quân và lực lượng không quân hai nước, cùng những nỗ lực chung để thiết lập các quy tắc ứng xử liên quan đến hoạt động hàng hải.

Ngoài ra, còn có những dấu hiệu cho thấy sự “tan băng” trong quan hệ song phương Trung-Nhật. Bắc Kinh đã thông báo với Tokyo, ý định mở lại cuộc đàm phán bị hủy bỏ về việc xây dựng một hệ thống thông tin liên lạc hàng hải khẩn cấp.

Hơn nữa, các trường hợp xâm nhập của tàu Hải giám Trung Quốc vào lãnh hải Nhật Bản xung quanh quần đảo cũng giảm xuống. Số lượng trung bình hàng tháng của các tàu Trung Quốc đi vào khu vực này trong 9 tháng đầu năm nay là 7.1 lần, ít hơn một nửa so với 17.6 lần cùng kỳ năm trước.

Ngược lại, Cảnh sát biển Nhật bản (JCG) cho biết, tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động trong vùng biển Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã lên đến con số 208, tăng 2.4 lần so với năm ngoái và lớn hơn so với con số năm 2011 là 26 lần.

Cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ xung đột nào giữa tàu cá Trung Quốc với JCG, nhưng một quan chức an ninh Nhật Bản nói rằng, tình hình có thể dẫn đến một vụ va chạm hàng hải như tai nạn đã xảy ra trước đó vào mùa Thu năm 2010, làm trầm trọng thêm mối quan hệ hai nước.

Một số nhà phân tích cho rằng, đây chỉ đơn giản là hệ quả tự nhiên trong việc mở rộng  hoạt động đánh bắt cá của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo Ngành công nghiệp thủy sản Nhật Bản, số lượng tàu thuyền đánh bắt cá Trung Quốc hoạt động tại khu vực phía Nam Nhật Bản, vị trí của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đã được tổ chức ổn định ở mức khoảng 1.000 tàu trong những năm gần đây.

Điều này cho thấy, không có lý do tự nhiên cho việc tăng số lượng tàu hoạt động xung quanh các hòn đảo và chứng minh cho một giả thuyết thuyết phục hơn: chính quyền Trung Quốc chỉ đơn giản là đang tìm cách khác.

Bắc Kinh đã cố gắng, trong chừng mực nào đó, để ngăn chặn các tàu đánh cá Trung Quốc đến gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhưng một số nhà hoạch định tin rằng điều này bắt đầu giảm bớt, sau khi chính phủ Nhật Bản mua lại các đảo từ một chủ đất tư nhân vào 9/2012.

Trung Quốc có thể nhận ra rằng việc triển khai tàu tuần tra nhiều hơn đến khu vực này sẽ kích động Nhật Bản và đồng minh của mình, Mỹ. Do đó, Bắc Kinh tìm cách giới hạn quyền kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo bằng cách cho phép các tàu đánh cá hoạt động gần đó.

Hiện chưa xác nhận trường hợp nào về các tàu cá Trung Quốc được vũ trang vào vùng biển xung quanh các đảo, theo Cảnh sát biển Nhật Bản, nhưng có báo cáo rằng số nhiều trong các tàu cá này đã từng được quân đội Trung Quốc huấn luyện cho các  tranh chấp ở Biển Đông.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại