Triều Tiên: Obama sống trong nhung lụa, mặc dân đói khổ lầm than

Bảo An |

(Soha.vn) - "Tổng thống Mỹ Obama tự nuông chiều mình sống trong nhung lụa gần như mỗi ngày, trong khi lại thiếu quan tâm tới cuộc sống khốn khổ của người dân nước mình".

Hãng thông tấn chính thức Triều Tiên KCNA mới đây đã đăng tải một bài viết chỉ trích thậm tệ Tổng thống Mỹ Barack Obama, cáo buộc Mỹ phân biệt chủng tộc trắng trợn và là quốc gia vi phạm nhân quyền nhất thế giới.

Dưới đây nguyên văn bài báo chỉ trích Mỹ trên KCNA:

Cách đây không lâu, Mỹ đã tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ban hành Đạo luật Quốc tịch với sự có mặt của Thổng thống Obama.

Là quốc gia lạm dụng nhân quyền tồi tệ nhất thế giới, nhưng Mỹ giả bộ là một “hình mẫu” về thực thi nhân quyền. Lố bịch hơn trong phát biểu của ông Obama tại buổi lễ trên cương vị Tổng thống Mỹ, ông thừa nhận khó đạt được tiến bộ trong xã hội Mỹ và có một vài vấn đề rất đáng buồn.

Trên thực tế, những nhận xét này không mấy khác biệt so với sự thừa nhận của ông về tình hình nghiêm trọng của vấn đề nhân quyền tại Mỹ.

Theo Đạo luật Quốc tịch, tình trạng phân biệt chủng tộc trở nên càng nghiêm trọng hơn tại Mỹ. Khi áp dụng quyền này trong bầu cử và tại nơi làm việc, giữa những nhóm người thiếu số và người da trắng tồn tại khoảng cách. Sự thật về nước Mỹ, một vương quốc của phân biệt chủng tộc đã được phơi bày hoàn toàn trong một vụ kiện tại toà án Florida năm ngoái, khi một cảnh sát da trắng bắn chết một cậu bé da đen vô tội lại được tuyên trắng án.

Đó là lý do tại sao 52% người dân Mỹ cho rằng nạn phân biệt chủng tộc vẫn còn tồn tại ở đất nước của họ, trong khi đó, 46% tin rằng nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ sẽ không bao giờ chấm dứt.

Nước Mỹ là một địa ngục trần gian bởi các quyền sống cơ bản bị vi phạm thô bạo.

Hiện tại, trung bình khoảng 300.000 người/tuần đăng ký thất nghiệp tại Mỹ, nhưng không có bất kỳ biện pháp phù hợp nào được thực hiện.

Giá nhà ở tại Mỹ đã tăng 11,5% năm ngoái so với năm 2012 và tăng 13,2%, tính tại thời điểm tháng 1 năm nay, so với năm 2013, khiến nhiều người rơi vào cảnh vô gia cư.

Số lượng người nghèo tăng lên 46,5 triệu người vào năm 2013 và 1/6 công dân và hơn 20% trẻ em đang phải sống trong sự dằn vặt của nạn đói tại thành phố New York.

Tất cả các loại tội phạm tràn lan tại Mỹ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng tới quyền sống và những quyền bất khả xâm phạm của người dân.

Chính quyền Washington đã giám sát mọi hoạt động của công dân và người nước ngoài thông qua nhiều camera, thiết bị nghi âm và thậm chí cả máy bay không người lái, với lý do là “an ninh quốc gia.”

Trong khi đó, các đạo luận nới lỏng kiểm soát vũ khí được áp dụng ở nhiều bang trên nước Mỹ, làm gia tăng số vụ phạm tội. Hậu quả là, nước Mỹ đã chứng kiến số vụ phạm tội liên quan tới súng đang gia tăng tại khắp các vùng trong cả nước và thậm chí là tại các căn cứ quân sự của mình trong năm qua. Vào ngày 10/4 vừa qua, Liên Hợp Quốc đã xếp Mỹ đứng đầu danh sách những nước có tỷ lệ giết người cao nhất thế giới.

Mỹ hiện đang giam giữ 2,2 triệu phạm nhân - con số cao nhất trên thế giới. Vì thiều nhà tù, nhiều cá nhân đang cho thuê những cơ sở giam giữ để lấy tiền.

Một đài truyền hình của Nga đã tiết lộ rằng các tầng lớp giàu có ở Mỹ đang rất hứng thú với việc đầu tư vào các nhà tù tư nhân, bởi chúng mang lại lợi nhuận cao, và vì vậy, sẽ ngày càng có nhiều người bị bắt giam.

Những báo cáo về vi phạm nhân quyền ở Mỹ là sản phẩm tất yếu của chính sách chống lại nhân loại.

Tổng thống Mỹ Obam tự nuông chiều mình sống trong nhung lụa gần như mỗi ngày, phung phí hàng trăm triệu USD cho những chuyến công du nước ngoài trong khi lại thiếu quan tâm tới cuộc sống khốn khổ của người dân nước mình.

Đó cũng là vị tổng thống đã kêu gọi tôn trọng phán quyến vô tội đối với sự phân biệt chủng tộc của một cảnh sát da trắng và ủng hộ các hoạt động giám sát, nghe trộm trái pháp luật.

Mỹ là quốc gia lạm dụng nhân quyền tồi tệ nhất trên thế giới và lãnh cảm với quyền được sống của con người.

Xem thêm: Video Kim Jong Un được hàng trăm binh lính Triều Tiên tung hô chào đón.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại