Thủ tướng triển khai quân ở Baghdad, Iraq trước nguy cơ đảo chính

Lực lượng đặc nhiệm trung thành với Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki được triển khai tại các vị trí chiến lược tại thủ đô Baghdad khuya 10.8.

Động thái này diễn ra sau khi ông có tuyên bố cứng rắn không nhượng bộ trước sức ép ông từ bỏ tham vọng có thêm nhiệm kỳ 3.

Việc triển khai lực lượng bán quân sự Rạng đông vàng cùng lính đặc nhiệm chống bạo loạn (SWAT) tuần tra tại Baghdsad làm dấy nên nỗi lo ngại về một cuộc đảo chính, do ông Maliki thực hiện để toàn quyền kiểm soát chính phủ.

Một nhân chứng của Reuters nói đã trông thấy một xe tăng đậu tại cổng vào Khu Xanh-trụ sở các cơ quan chính phủ-tại Baghdad.

Ông Maliki hiện là thủ tướng tạm quyền do không có kết quả bầu cử quốc hội rõ ràng, nhưng ông thách thức các yêu cầu ông nên rút lui để nhường chỗ cho một người khác làm thủ tướng.

Yêu cầu này từ giáo trưởng tối cao của đạo Hồi ở Iraq, trung gian hòa giải Iran, cộng đồng người Kurd (bắc Iraq) cộng đồng Hồi giáo dòng Sunni và một số người trong cộng đồng Hồi giáo dòng Shitte mà ông Maliki là thành viên.

Trong diễn văn được truyền hình trực tiếp khuya 10.8, ông Maliki tố cáo Tổng thống Fouad Masoum người Kurd vi hiến khi phớt lờ hạn chót yêu cầu đảng (lớn nhất Iraq)giới thiệu một thủ tướng và lập chính phủ. Ông nói sẽ gởi đơn phàn nàn về sự vi hiến của tổng thống lênTòa án liên bang Iraq.

Một chuyên gia an ninh phương Tây giấu tên ở Iraq nói ông Maliki triển khai Rạng đông vàng và SWAT quanh Khu Xanh trước khi ông có diễn văn trên: “Rõ ràng ông ấy có sự phản ứng kiểu một cuộc đảo chính”.

Một nguồn tin từ cảnh sát của Reuters nói: “Nay chúng ta có thể thấy lính biệt kích được triển khai cùng lực lượng đặc nhiệm tại thủ đô, nhất là tại các khu vực nhạy cảm gần Khu Xanh và các cổng vào thủ đô. Các lực lượng này hoàn toàn chịu trách nhiệm an ninh tại các khu vực này”.

Ông Maliki hiện bị chỉ trích theo đuổi một chương trình làm việc kỳ thị người Sunni, khiến cộng đồng này quay qua ủng hộ các tay súng nổi dậy thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq và cận đông (ISIL) vốn đang đánh chiếm phía bắc Iraq, khiến chính phủ Iraq và các đồng minh phương Tây phải cảnh giác.

Xem ra Mỹ đã mất kiên nhẫn với ông Maliki, người đưa nhiều thân cận dòng Shiite vào nắm quân đội, và ông đã bị so sánh chẳng khác cố tổng thống Saddam Hussein, người mà ông Maliki từng chống đối và phải sống lưu vong suốt nhiều năm.

Một quan chức cấp cao Mỹ là trợ lý ngoại trưởng Brett McGurk, nói hôm 10.8, rằng Mỹ hoàn toàn ủng hộ tổng thống Masoum, sau khi ông Maliki chỉ trích ông.

Trước đó ngày 9.8, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi các chính khách Iraq lập chính phủ để có thể chống lại cuộc tấn công của ISIL (gần đây đổi tên thành Nhà nước Hồi giáo (IS).

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại