Thế lực nào bảo vệ Kim Jong-un?

Anh Tuấn |

Cuộc thử nghiệm hạt nhân mới nhất của Triều Tiên vào ngày 6/1 một lần nữa làm dấy lên cuộc tranh luận về tình hình an ninh của Đông Bắc Á, tuy nhiên Triều Tiên vẫn không gặp bất kỳ vấn đề nào từ cộng đồng quốc tế.

Trong các cuộc thử nghiệm trước đây diễn ra vào năm 2006, 2009 và 2013, nhiều nước trên thế giới cũng bày tỏ sự bất bình.

Việc đẩy mạnh sản xuất vũ khí hạt nhân là chiến lược đã được thực hiện ngay từ thời cố lãnh đạo Kim Jong-il.

Sau cuộc thử nghiệm mới đây, hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên cho biết hành động này là nhằm mục đích phòng vệ.

Họ lấy dẫn chứng việc chính quyền Saddam Hussein và Muammar Gaddafi bị lật đổ do bị Mỹ ép buộc từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình.

Bình Nhưỡng khẳng định rằng cuộc thử nghiệm bom nhiệt hạch của mình đã thành công. Sức công phá của nó vào khoảng 6 kiloton, rất nhỏ so với bom nguyên tử thông thường. Các chuyên gia trên thế giới tỏ ra nghi ngờ tính xác thực của tuyên bố trên.

Họ cho rằng Bình Nhưỡng bí mật trao đổi công nghệ làm giàu chất phóng xạ từ Pakistan và đổi lại là công nghệ tên lửa, nhưng thỏa thuận này chấm dứt khi hoạt động phân bố vũ khí hạt nhân của Pakistan bị phát hiện.

Vào thời điểm đó, Pakistan tuyên bố rằng họ nắm trong tay công nghệ sản xuất bom nguyên tử sau khi thử nghiệm thành công vào năm 1998.

Hiện vẫn chưa có bằng chứng cho thấy Bình Nhưỡng đã hoàn thiện công nghệ thu nhỏ bom nguyên tử để lắp đặt lên tên lửa.

Tuy nhiên, với các nước lân cận như Hàn Quốc và Nhật Bản, việc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân là một hiểm họa lớn.

Trung Quốc là đồng minh chính của Bình Nhưỡng và trong chiến tranh Triều Tiên nhiều binh sĩ Hồng quân đã tham gia.

Các nước phương Tây tin rằng Trung Quốc cũng bí mật cho phép Triều Tiên sử dụng cơ sở hạ tầng trong lãnh thổ nước này để phát triển tên lửa và đầu đạn hạt nhân.

Từ đó đến nay tình hình thế giới đã thay đổi. Trung Quốc trở thành một cường quốc lớn, có tầm ảnh hưởng toàn cầu.

Triều Tiên vẫn là một phần rất quan trọng trong kế hoạch chiến lược của Trung Quốc, mặc dù Bắc Kinh cũng không hài lòng với động thái của họ.

Ví dụ, việc Bình Nhưỡng rút khỏi cuộc họp mặt sáu bên (gồm Triều Tiên, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga) về vấn đề giải giáp vũ khí hạt nhân từ năm 1988 đến 1999, việc tàu khu trục Hàn Quốc được cho là do Triều Tiên đánh chìm, vụ nã pháo vào đảo của Hàn Quốc cũng như đe dọa các nước láng giềng đã khiến Trung Quốc đau đầu.

Trong nội bộ chính phủ Trung Quốc đã có những tiếng nói cho rằng Bắc Kinh nên cắt đứt quan hệ với Bình Nhưỡng do mối quan hệ này đang gây hại cho Trung Quốc.

Mặc dù Bắc Kinh công khai chỉ trích Triều Tiên và thực hiện một số trừng phạt như giảm hoặc tạm ngừng cung cấp dầu, Trung Quốc chưa bao giờ thực sự lạnh nhạt với nước này.

Nhiều chuyên gia nước ngoài tỏ ra nghi ngờ về tính xác thực của cuộc thử nghiệm ngày 6/1 vừa qua của Triều Tiên.
Nhiều chuyên gia nước ngoài tỏ ra nghi ngờ về tính xác thực của cuộc thử nghiệm ngày 6/1 vừa qua của Triều Tiên.

Sau cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư của Bình Nhưỡng, phản ứng của các quan chức và chuyên gia Trung Quốc chia ra làm hai luồng.

Trung Quốc lên án Triều Tiên và chủ động cố gắng tái khởi động các cuộc đàm phán hạt nhân, đúng như ý kiến của công luận quốc tế.

Nhưng đồng thời, họ cũng tìm cách xoa dịu tình hình để lệnh trừng phạt kinh tế không được áp đặt lên Bình Nhưỡng.

Mặt khác, nhiều chuyên gia Trung Quốc tin rằng trách nhiệm thuộc về Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Họ khẳng định Triều Tiên đã bị khiêu khích bởi các cuộc tập trận giữa ba nước trên và nhằm vào Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, các cuộc tập trận này được tiến hành công khai và các quan chức nói rằng chúng được thực hiện nhằm cảnh báo Bình Nhưỡng không được có những hành động vượt ra ngoài khuôn khổ.

Trung Quốc khẳng định nước này không còn có tầm ảnh hưởng lớn đối với Triều Tiên như trước nữa.

Quan hệ giữa hai bên đi xuống khi Bắc Kinh thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc vào năm 1994 và đây là động thái khiến Bình Nhưỡng không hài lòng.

Trung Quốc cũng đã từng thuyết phục Bình Nhưỡng theo đuổi chính sách cải tổ và phát triển kinh tế như họ song không thành công.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un hiểu rõ rằng chính quyền của họ đang phụ thuộc vào Trung Quốc, nhưng họ có thể có những động thái không như Bắc Kinh mong muốn bởi ông biết Trung Quốc cần Triều Tiên của hiện tại.

Nếu xung đột xảy ra, rất có thể hàng triệu người Triều Tiên sẽ vượt biên vào Trung Quốc, gây ra nhiều vấn đề trị an.

Nếu chính phủ Triều Tiên sụp đổ và sáp nhập với Hàn Quốc để thành một quốc gia thống nhất chịu sự ảnh hưởng của Mỹ, Washington có thể bí mật đưa vũ khí hạt nhân của nước này gần biên giới Trung Quốc.

Liệu Triều Tiên có thể trở thành cường quốc hạt nhân?
Liệu Triều Tiên có thể trở thành cường quốc hạt nhân?

Với việc Hàn Quốc và Nhật Bản đang dần giải quyết vấn đề phụ nữ bị ép làm nô lệ tình dục khi Nhật Bản xâm lược Triều Tiên, Trung Quốc sẽ còn phải đề phòng.

Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều có thể trở thành các quốc gia có vũ khí hạt nhân nếu Mỹ đồng ý. Ngay lúc này, Mỹ đang khuyến khích Nhật Bản tự phát triển quân sự quốc phòng của mình.

Trung Quốc đang đứng trước lựa chọn khó khăn, hoặc họ phải kêu gọi Triều Tiên giải giáp vũ khí hạt nhân, hoặc họ phải tìm cách để Bình Nhưỡng tiếp tục các hoạt động của mình một cách hạn chế để đảm bảo lợi ích của mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại