Tại sao tướng TQ gọi Mỹ là "đại ca xã hội đen" ở Biển Đông?

Hải Võ |

Giới quan sát và quân nhân Trung Quốc tiếp tục chỉ trích Mỹ sau vụ Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift tham gia chuyến bay trinh sát trên Biển Đông hôm 18/7.

Việc Bắc Kinh không phát hiện chuyến trinh sát dài 7 tiếng đồng hồ của ông Swift vẫn khiến không ít "diều hâu" nước này cay cú vì mất mặt.

Trước thất bại về mặt tình báo cũng như quân sự, truyền thông Trung Quốc không còn khả năng "lên gân" hay khoe khoang về những công nghệ và trình độ trong lĩnh vực quốc phòng của nước này.

Thay vào đó, Bắc Kinh che đậy sự yếu kém bằng cách để các chuyên gia của Tmình liên tục "đăng đàn" nhắc lại luận điệu cũ về "sự bá quyền của Mỹ ở Biển Đông và châu Á-Thái Bình Dương".

Mới đây, Thiếu tướng Trung Quốc Doãn Trác - một nhân vật "diều hâu" điển hình - trả lời phỏng vấn đài CCTV lớn tiếng chỉ trích: "Mỹ không xem luật pháp quốc tế ra gì, chỉ dựa vào sức mạnh để quyết định tất cả."

Doãn Trác lớn tiếng hô hào khá nực cười: "Chúng ta không chịu khuất phục trước sức mạnh. Trung Quốc hành động theo luật pháp quốc tế. Đó là quyền lợi của chúng ta.,

Mỹ dùng sức mạnh thì đừng hòng giành giật được gì."

Tuy nhiên, Doãn Trác hoàn toàn "lờ tịt" thực tế là Trung Quốc bị chỉ trích "như mưa" trên khắp các mặt báo quốc tế cũng vì chính những "hành vi bá quyền và dã tâm bành trướng" của nước này.

Tướng "diều hâu" Trung Quốc Doãn Trác

Tướng "diều hâu" Trung Quốc Doãn Trác

Trên tờ báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo, Doãn Trác thừa nhận sự hiện diện quân sự của nước này ở Biển Đông đã được "bình thường hóa" và Bắc Kinh đã "bố trí một số trang thiết bị" trên các đảo đá xâm chiếm trái phép.

"Các thiết bị Trung Quốc đặt trên đảo nhân tạo có thể theo dõi và 'nắm được khái quát' quỹ tích hoạt động của máy bay trinh sát P-8A Poseidon của Mỹ trong khoảng vài trăm km.

Tuy nhiên, rất khó có thể xác định chính xác." - tướng Doãn gián tiếp thừa nhận sự "bất lực" của các cơ sở quân sự trái phép trên Biển Đông trước máy bay Mỹ.

"Sau khi cơ sở hạ tầng quân sự được bố trí và hoàn thiện trên các đảo nhân tạo, chúng ta mới kiểm soát được tình hình tổng thể tại các khu vực trên Biển Đông."

Máy bay P-8A Poseidon của Mỹ tuần tra Biển Đông hồi tháng 5 được đài CNN tường thuật.

Chuyến tuần tra Biển Đông của máy bay P-8A Poseidon hồi tháng 5 được đài CNN tường thuật.

Doãn Trác cho rằng, động thái vừa qua của Đô đốc Swift đã chuyển tải thông điệp rất rõ ràng.

"Từ nay Biển Đông sẽ là phương hướng chủ yếu mà Hạm đội Thái Bình Dương sử dụng sức mạnh quân sự, rõ ràng hơn là nhằm vào Trung Quốc.

Nước Mỹ hiện nay giống như một 'đại ca xã hội đen', hành động theo kiểu 'kẻ mạnh là kẻ đúng'." - Doãn cay cú nói.

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương
Đô đốc Scott Swift
Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các quyền của nước Mỹ và các quốc gia khác được tự do hoạt động trong vùng biển quốc tế.

Chuyên gia Viện nghiên cứu khoa học xã hội Trung Quốc Vương Hiểu Bằng đánh giá, Washington đang muốn "nâng tầm cái giá mà Trung Quốc phải trả" nếu tiếp tục ngang ngược trên đại dương.

Ông Vương bình luận: "Mỹ thông qua việc tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc và khoe sức mạnh trên biển, sau đó quan sát thái độ của các quốc gia trong khu vực.

Ví dụ, việc Mỹ kêu gọi Nhật Bản tham gia tuần tra gìn giữ hòa bình trên Biển Đông là để làm phát sinh mối liên kết giữa các vấn đề ở Biển Đông và biển Hoa Đông."

Vương cũng hiến "kế hiểm" cho Bắc Kinh khi cho rằng Trung Quốc nên "tạm gác vấn đề mâu thuẫn trên biển" và... đánh lạc hướng các nước láng giềng bằng những vấn đề "ít nhạy cảm hơn" như hợp tác cứu hộ, chống khủng bố...

"Nếu chúng ta kiểm soát được mâu thuẫn với xung quanh, Mỹ sẽ mất đi 'bàn đạp' để can thiệp vào Biển Đông" - Vương Hiểu Bằng khẳng định.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại