Stratfor: Ba thế lực ở Syria không có cùng mục tiêu

Đức Dũng |

Theo Trung tâm nghiên cứu Stratfor của Mỹ, ngày càng có nhiều bên tham gia cuộc xung đột tại Syria với những mục đích hoàn toàn khác nhau, do đó làm suy yếu những nỗ lực chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo IS.

Hãng Ria Novosti trích dẫn phân tích của Trung tâm nghiên cứu dự báo chiến lược Stratfor (Mỹ) về những hậu quả có thể xảy ra liên quan tới việc tham gia của các “gương mặt mới” – những thành viên của tổ chức được gọi là Liên minh quân sự Hồi giáo (được Ả Rập Saudi tuyên bố thành lập mới đây) vào cuộc xung đột tại Syria.

Theo bài phân tích đăng trên trang web của Stratfor: “Chưa thể nhìn thấy được điểm dừng của cuộc xung đột Syria khi mà ngày càng có nhiều quốc gia bị kéo vào cuộc chiến này.

Để đối phó với các áp lực từ Mỹ và hướng tới đạt được nhiều ảnh hưởng trong cuộc nội chiến Syria, Ả Rập Saudi đang cố gắng phối hợp với các đồng minh triển khai quân đội trên lãnh thổ quốc gia này”. 

Sự hiện diện của Liên minh quân sự do Ả Rập Saudi dẫn đầu tại Syria có lợi cho một số quốc gia, đặc biệt là Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Washington hiện đang bị chỉ trích nặng nề do không đạt được bất kỳ thành tựu nào trong chiến dịch chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS.

Và quốc gia này rất quan tâm tới việc bổ sung các lực lượng từ các nước trong khu vực vào chiến dịch Syria để tránh bị lôi kéo sâu hơn vào cuộc xung đột này.

Trong con mắt người Ả Rập, sự hiện diện của Liên minh quân sự Hồi giáo sẽ tạo điều kiện cho Ankara tham gia hợp pháp vào cuộc chiến tại Syria.

Ngoài ra, các nhà phân tích Stratfor nhận định, Thổ Nhĩ Kỳ hiện lo ngại về sự tăng cường hiện diện của Nga và Iran trong khu vực và đang tìm kiếm thêm sự hỗ trợ cho hoạt động của Liên minh quân sự Hồi giáo (do Ả Rập Saudi dẫn đầu).

Tác giả của bài báo tiếp tục: “Tuy nhiên, sự tham gia tích cực của các quốc gia Ả Rập vào nội chiến Syria có thể làm suy yếu mọi nỗ lực thành lập một mặt trận thống nhất chống lại IS tại đây”.

Vì bản thân Liên minh quân sự Hồi giáo không phải là một tổ chức hợp nhất, do không có sự tham gia của các quốc gia Hồi giáo Pakistan, Malaysia và Indonesia, đặc biệt là Iran và Syria – các quốc gia đang bị ảnh hưởng bởi cuộc nội chiến.

Theo Stratfor, nguyên nhân chính ngăn chặn các nỗ lực chung trong cuộc chiến chống IS là việc các một số quốc  gia trợ giúp các lực lượng đối lập tại Syria.

Liên quan tới điều này, phía Tehran đặc biệt lo ngại về sự hiện diện của Liên quân do Ả Rập Saudi dẫn đầu tại quốc gia này: “Vì Iran đã hỗ trợ đáng kể cho lực lượng quân đội chính phủ Syria, nên nguy cơ đụng độ với người Ả Rập và đồng minh của họ trong cuộc chiến này là rất lớn”, các nhà phân tích tiếp tục.

Các cuộc giao tranh giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng Đảng lao động người Kurd (PKK) tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria cũng đang gây ảnh hưởng tới cuộc chiến chống IS.

Đặc biệt, sự tham gia của Liên quân Ả Rập tại Syria đã đặt Đảng đối lập này trong tình trạng báo động. Các sự kiện gần đây cho thấy những cuộc đụng độ của người liên quân Ả Rập và lực lượng người Kurd tại một vài thành phố chính ở phía Bắc Syria.

Liệu chiến trường Syria có ngừng tiếng súng khi có thêm người mới?
Liệu chiến trường Syria có ngừng tiếng súng khi có thêm "người mới"?

Vậy liệu các nước vùng Vịnh có triển khai một lực lượng quân sự vừa đủ tại Syria hay chăng? Thực tế, Ả Rập Saudi và các đối tác trong khu vực đang tích cực tham gia các hoạt động quân sự ở Yemen.

Thông thường trong tình huống như thế này, Ả Rập Saudi sẽ nhờ Ai Cập và Jordan trợ giúp trước tiên.

Tuy nhiên, đối với cuộc xung đột tại Syria, nội bộ Cairo thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, chính phủ Ai Cập tất nhiên sẽ về phe ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố.

Vì điều này, quan hệ Ai Cập – Thổ Nhĩ Kỳ trở nên trầm trọng. Hiện Cairo hướng tới tăng cường hợp tác quân sự, ngoại giao với Moscow – quốc gia giống như Iran, coi việc phối hợp với Damascus trong mọi hoạt động quân sự trên lãnh thổ Syria là cần thiết.

Còn Jordan thì ngược lại, ủng hộ Ả Rập Saudi, Qatar và Mỹ trợ giúp quân nổi dậy, đặc biệt là lực lượng “Quân đội Syria tự do” ở miền Nam nước này.

"Tuy nhiên, Jordan lại xử sự gây thất vọng cho quân nổi dậy. Họ vẫn lo sợ sụp đổ bất ngờ của chính phủ Syria sẽ gây ra tình trạng mất ổn định, tạo điều kiện cho những kẻ cực đoan biến kế hoạch của mình thành hành động khiến tình hình trở nên hỗn loạn hơn", các nhà phân tích nhận định.

Bài báo của Stratfor kết luận, mặc dù ngày càng có nhiều nước trong khu vực và toàn cầu tham gia vào cuộc xung đột tại Syria, nhưng tất cả đều theo đuổi những mục tiêu hoàn toàn khác nhau.

Sự khác biệt này đã ngăn cản việc hình thành một mặt trận thống nhất chung cho cuộc chiến. Các bên tham gia chính chủ yếu tập trung vào kẻ thù của mình chứ không phải IS.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại