Quan hệ Nhật - Trung - Hàn tan băng vì 'lửa từ bên trong'?

Khắc Giang/tuanvietnnam |

Tác giả bài viết, bà Yuriko Koike, là cựu bộ trưởng quốc phòng và cố vấn an ninh quốc gia Nhật Bản, từng là chủ tịch Hội đồng đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP), và hiện tại là thành viên Nghị viện Quốc gia Nhật Bản.

Đối diện với các vấn đề trong nước, cả ba lãnh đạo đều muốn trì hoãn các căng thẳng đã làm tổn hại quan hệ ngoại giao giữa các bên trong ba năm qua.

Các cuộc hội nghị thượng đỉnh ngoại giao thường được sắp đặt tỉ mỉ trên tất cả các phương diện, từ những cái bắt tay đầu tiên cho đến thông cáo cuối cùng. Nhưng hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11 tại Bắc Kinh có vẻ sẽ khó lường hơn.

'Khủng bố' Tân Cương dòm ngó APEC "Khủng bố" Tân Cương dòm ngó APEC

Nhiều khả năng các phần tử cực đoan ở khu tự trị Tân Cương - Trung Quốc đang lên kế hoạch tấn công hội nghị Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra ở Bắc Kinh vào tháng 11.

Cho đến cuối tháng 10, người ta vẫn chưa chắc liệu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có đồng ý gặp mặt Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, một trong những vị khách quan trọng nhất hay không. Và cũng không chắc ông Abe có gặp mặt Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye hay không.

Tuy nhiên, vẫn có lý do để hy vọng nhiều hơn vào không chỉ những cái bắt tay hình thức và hội kiến song phương giữa "Bộ ba lãnh đạo Bắc Á", mà còn là những cuộc thảo luận để giảm bớt căng thẳng trong khu vực. Hy vọng này xây dựng trên nhu cầu của cả ba lãnh đạo cho một thời kỳ ngoại giao tĩnh lặng hơn, bởi những thách thức quốc nội mà họ đang đối mặt.

Thách thức của ông Tập

Ông Tập có lẽ đang gặp thử thách lớn nhất: nỗ lực để thiết kế một cách trơn tru cuộc chuyển đổi từ một nền kinh tế dựa vào sản xuất và xuất khẩu, sang nền kinh tế tăng trưởng nhờ tiêu dùng nội địa và dịch vụ. Chuyển đổi cấu trúc không chỉ khiến kinh tế Trung Quốc bị chậm lại, mà còn phơi bày những khuyết tật ẩn sâu trong hệ thống tài chính của Trung Quốc.

Cuộc chuyển đổi mô hình kinh tế bản thân nó đã khó khăn trong một hoàn cảnh thuận lợi. Nhưng nó lại đang được tiến hành song song với cuộc thanh trừng chính trị sâu rộng nhất mà Trung Quốc từng trải qua kể từ thời Mao Trạch Đông, với việc ông Tập nhằm vào những quan chức tham nhũng cả cấp thấp và cấp cao.

Trong thời điểm hiện tại, mục tiêu đang là các quan chức của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, và những người có mối quan hệ mật thiết với cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai (đang thi hành án tù) và cựu trùm an ninh, ủy viên Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang (đang chờ án tù). Quả thực, giai đoạn nguy hiểm nhất trong cuộc thanh trừng của ông Tập có lẽ đang diễn ra, sau vụ bắt giữ phó tư lệnh quân khu Tứ Xuyên, vốn là một vị trí chủ chốt do tỉnh này có một lượng lớn dân là người Tây Tạng thiểu số.

Abe gặp khó với Abenomics

Có lẽ ai cũng biết vấn đề quốc nội của ông Abe bắt nguồn từ hai thập niên đình trệ kinh tế. Mặc dù chính sách "Abenomics" của ông có vẻ đã giúp chấm dứt giảm phát, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn vẫn còn xa vời. Thêm vào đó, sau hàng loạt scandal khiến một số bộ trưởng mới bổ nhiệm phải từ chức, nhiều người lo ngại rằng ông Abe sẽ không còn muốn tiếp tục cải cách thể chế, được cho là "Mũi tên thứ ba" trong chính sách giúp phục hồi kinh tế bền vững của ông.

Nhật-Trung sẽ tiến hành đối thoại nhằm tránh xung đột quân sự Nhật-Trung sẽ tiến hành đối thoại nhằm tránh xung đột quân sự

Nhật Bản và Trung Quốc sẽ tiến hành đối thoại dân sự tại Bắc Kinh, với mục đích phòng tránh xung đột quân sự song phương.

Tổng thống Park và "năm thảm họa"

Bà Park có vẻ như đang phải đối mặt với những vấn đề trong nước dễ thở hơn, với việc kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 3,2% trong quý II/2014, chỉ thấp hơn dự báo thị trường một chút. Nhưng chắc chắn bà Park sẽ không cho rằng điều kiện quốc nội là tốt đẹp, bởi dù sao đây cũng là một năm khủng khiếp của bà cũng như Hàn Quốc.

Các thảm họa dồn dập đổ lên đầu nước này trong năm nay bắt đầu từ tháng Tư với vụ chìm phà Sewol, khiến 300 người thiệt mạng. Hầu hết các nạn nhân là học sinh cấp ba. Vụ xét xử thuyền trưởng phà Sewol, vụ tự sát của chủ nhân chiếc phà này, cùng hàng loạt các scandal liên quan đến việc đánh đập và hành hạ dẫn đến cái chết và tự vẫn của lính nghĩa vụ đã khiến bà Park mất đi nhiều vị trí chủ chốt trong nội các. Nó cũng khiến người Hàn Quốc bắt đầu đặt câu hỏi về cách quốc gia này được điều hành.

Những "chiêu thức quyến rũ" ngoại giao mới của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un lại càng làm phức tạp thêm vấn đề. Bà Park vẫn giữ một thái độ nghi ngại với động cơ của ông Kim, nhưng việc nhân vật số hai của nhà nước Triều Tiên bất ngờ xuất hiện tại Asian Games đầu tháng này đã tạo ra một niềm hy vọng, rằng có thể ông Kim thực sự muốn cải thiện quan hệ hai miền.

Giảm nhiệt để giải quyết vấn đề nội bộ?

Đối diện với các vấn đề trong nước, cả ba lãnh đạo đều muốn trì hoãn các căng thẳng đã làm tổn hại quan hệ ngoại giao giữa các bên trong ba năm qua. Tuy nhiên, bởi mỗi bên đều sử dụng căng thẳng đó để kiểm soát các đối thủ trong nước, đặc biệt với Nhật Bản, đạt được một sự trì hoãn có thể sẽ khó khăn.

Nhưng cũng có dấu hiệu cho thấy ba lãnh đạo hiểu rằng hội nghị Thượng đỉnh APEC có thể là khoảnh khắc quyết định cho mối quan hệ ba bên. Hầu hết những chương trình chống Nhật nặng nề nhất đã không còn xuất hiện trên kênh truyền hình Trung Quốc trong các tuần qua, và cựu thủ tướng Nhật Yasuo Fukuda sẽ gặp ông Tập tại Bắc Kinh trong tuần này.

Điều đó không chỉ cho thấy dấu hiệu tan băng trong quan hệ song phương, mà còn có khả năng là ông Tập đang muốn trì hoãn căng thẳng, ít nhất cho đến khi kinh tế Trung Quốc ổn định hơn và chiến dịch chống tham nhũng của ông bắt đầu giảm tốc.

Tương tự như vậy, bà Park cũng đã đưa ra những dấu hiệu rằng bà có thể muốn giảm căng thẳng trong khu vực. Gần đây, bà hội kiến với cựu bộ trưởng tài chính Nhật Fukushio Nukaga; trong khi ông Kim Kwan-jin, Chánh Văn phòng An ninh Quốc gia Hàn Quốc, gặp gỡ cố vấn an ninh quốc gia của thủ tướng Abe, ông Shotaro Yachi.

Với việc ông Abe, ông Tập, và bà Park đều phải đối diện với những thách thức trong nước, một cuộc hội tụ hiếm hoi giữa lợi ích của từng quốc gia sẽ tạo ra cơ hội để cải thiện quan hệ ba bên.

Câu hỏi bây giờ là liệu cả ba lãnh đạo có thể vượt qua các trở ngại cũ, cùng bắt tay, và nhìn nhận nghiêm túc về ngoại giao của khu vực hay không.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại