Phương trượng Thiếu Lâm Tự là "vết sẹo" của Phật giáo Trung Quốc?

Nguyễn Nhung |

Hàng loạt thông tin liên quan đến các vụ bê bối của Phương trượng Thiếu Lâm Tự Thích Vĩnh Tín đang đẩy công chúng Trung Quốc vào cuộc “khủng hoảng” niềm tin đối với Phật giáo.

Thiếu Lâm Tự đã bị thương mại hóa

Trong tư duy truyền thống của người dân Trung Quốc và đông đảo người yêu võ thuật Trung Quốc trên thế giới, Thiếu Lâm Tự nên là nơi thanh tịnh, cách biệt với thế giới đời thường và là nơi dành cho những người muốn chuyên tâm luyện võ.

Thế nhưng với nhiều người, Thiếu Lâm Tự ngày nay không còn được coi là Nam Sơn Bắc Đẩu như trong tiểu thuyết của Kim Dung, bởi ngày nay, nơi này đã được “phù phép” trở thành một ngôi chùa đậm chất kinh doanh, thương mại.

Thiếu Lâm Tự đã được thương mại hóa dưới nhiều hình thức như biểu diễn võ thuật, mở cửa đón khách du lịch...

Thiếu Lâm Tự đã được thương mại hóa dưới nhiều hình thức như biểu diễn võ thuật, mở cửa đón khách du lịch...

Trang Đa chiều cho hay, từ sau khi Thiếu Lâm Tự thu vé vào cửa, ngôi chùa trứ danh bậc nhất Trung Quốc dường như đã “hóa thân” thành một danh thắng phục vụ nhu cầu tham quan của công chúng.

Người người đến đây, ngoài tế bài, còn tham quan việc ăn ở, sinh hoạt, tu hành của các nhà sư. Nơi cửa phật thanh tịnh vì thế mà dần biến mất.

Có ý kiến cho rằng, Thiếu Lâm tự suy cho cùng cũng chỉ là một ngôi chùa. Trong xã hội hiện đại, việc sinh tồn phải được đặt lên hàng đầu, không có tiền làm sao có thể duy trì sự tồn tại.

Phương trượng Thích Vĩnh Tín từng nói rằng: “Tự do tín ngưỡng, song vì vấn đề vé vào nên tín ngưỡng bị hạn chế, cho dù thế nào, thì việc thu tiền vé vào cũng không hợp lý”.

Tuy nhiên, nếu như Thiếu Lâm Tự không làm như vậy, nguồn sống của nhà chùa sẽ không được đảm bảo, đây là nỗi lo rất lớn.

Để đảm bảo nguồn thu nhập, Thiếu Lâm Tự sau đó liên tục tăng cường tổ chức các hoạt động diễn xuất, lưu diễn, mở cửa đón khách du lịch tham quan…

Nhờ vậy, Thích Vĩnh Tín sau đó đã hủy bỏ việc thu vé vào cửa. Đây được cho là động thái chuẩn bị, mở đường cho các hoạt động thương mại của Thiếu Lâm Tự sau này.

Hồi tháng 2, hòa thượng này cũng khiến dư luận thế giới xôn xao khi tuyên bố kế hoạch xây dựng khu phức hợp trị giá 297 triệu USD ở Australia gồm chùa, khách sạn, học viện kungfu và sân golf, coi đây là chi nhánh của Thiếu Lâm ở nước ngoài.

Niềm tin bị mai một

Hàng loạt bê bối bị truyền thông tố cáo thời gian qua liên quan đến Thích Vĩnh Tín những ngày qua như việc ông này có nhiều bồ nhí, con riêng và tài sản hàng chục tỷ NDT đã và đang trở thành đề tài nóng đối với mọi tầng lớp trong xã hội Trung Quốc.

Thiếu Lâm Tự là là cờ đầu của Phật giáo – tôn giáo chính thức của Trung Quốc. Không nói ra song ai cũng hiểu, Thiếu Lâm Tự có vị trí như thế nào đối với quốc gia lâu nay vẫn được biết đến như cái nôi của võ thuật Á Đông.

Có lẽ vì thế, mà những tin đồn trực tiếp liên quan đến phương trượng Thích Vĩnh Tín mới gây ra “sóng lớn” như những ngày qua.

Thiếu Lâm Tự - cái nôi của nền võ thuật Trung Hoa.

Thiếu Lâm Tự - cái nôi của nền võ thuật Trung Hoa.

Trang tin Đa chiều nhận định, đây không khác gì một đòn giáng, đánh thẳng vào “chỗ đau” của Trung Nam Hải, khi mà từ trước đến nay, Trung Quốc luôn không ngừng mãi dũa, hoàn mỹ hóa tôn giáo của đất nước.

Trang tin Đa chiều (Trung Quốc) ví Thích Vĩnh Tín như một chiếc cờ lê băng giá, tháo rời mối quan hệ giữa cảm xúc tôn giáo đang có xu hướng trở nên hời hợt với xã hội.

Lý tưởng và hiện thực luôn có khoảng cách, một bên là nhu cầu tinh thần nội tại, một bền là nhu cầu xã hội.

Trong bối cảnh con người đang nghiêng nhiều hơn về nhu cầu xã hội như hiện nay, những hành vi của sư trụ trì Thiếu Lâm Tự như những gáo nước lạnh, dập tắt niềm tin cũng như nhu cầu tôn giáo trong dân chúng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại