'Phản ứng của TG về vụ thử bom H khiến Triều Tiên phóng vệ tinh'

Ngọc Minh |

Vụ phóng tên lửa đưa vệ tinh vào vũ trụ được Triều Tiên tiến hành chỉ một tháng sau khi tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch.

Một thành công thực sự

Nhà phân tích quốc phòng cấp cao Bruce Bennett từ Tổ chức tư vấn chính sách RAND Corporation cho rằng, dường như Kim Jong Un đang tìm kiếm những thành công rõ ràng hơn trước kỳ Đại hội đảng lần thứ 7 - vốn rất quan trọng đối với mình, diễn ra vào tháng 5.

"Ông ta muốn xuất hiện như một vị lãnh đạo toàn năng của Triều Tiên".

Theo ông Bennett, thời gian gần đây, Kim Jong Un đã phải đối mặt với nhiều "yếu kém", cả trong nội bộ hay ngoại giao.

Một ví dụ dễ thấy là, trong vòng 3 năm qua, Trung Quốc đã tổ chức 6 hội nghị thượng đỉnh với Hàn Quốc - điều đó cho thấy với Bắc Kinh, Seoul là một quốc gia quan trọng và Tổng thống của họ, Park Geun Hye, là một lãnh đạo tuyệt vời.

Tuy nhiên, vẫn chưa hề có một hội nghị thượng đỉnh nào giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Điều này có thể khiến Bình Nhưỡng cho rằng trong mắt quốc gia láng giềng thân thiết lâu đời, mình kém cỏi và ít quan trọng hơn.

Triều Tiên cũng có thể đang trải qua những bất ổn về chính trị sau hàng loạt vụ thanh trừng và những bê bối khác nhau.

Hồi tháng 11, có thông tin về việc Triều Tiên đề nghị tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Trung Quốc, nhằm chứng tỏ sức mạnh của Kim Jong Un.

Việc Triều Tiên, hồi tháng 10 năm ngoái, tuyên bố sở hữu bom nhiệt hạch (bom H), có thể là cách gây áp lực, buộc Trung Quốc tham gia hội nghị thượng đỉnh.

Cuối cùng, thất bại trong việc gây sức ép với Trung Quốc nhằm đạt được mục tiêu này đã khiến Kim Jong Un tức giận và quyết định tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ tư ngày 6/1.

Mặc dù Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công bom H, song cả giới lãnh đạo và chuyên gia thế giới đều đồng loạt bày tỏ nghi ngờ.

Họ đã đưa ra nhiều bằng chứng để chứng minh cho nhận định của mình, vụ thử hạt nhân lần này của Triều Tiên thực tế chỉ là bom nguyên tử được "nâng cấp", chứ chưa đạt tới mức bom H như Bình Nhưỡng tuyên bố.

Theo ông Bennett, điều đó đã khiến vụ thử hạt nhân lần thứ tư của Triều Tiên chưa thực sự thành công như mong đợi của nước này.

Vì vậy, Bình Nhưỡng cần phải có thành công thực sự, gây tiếng vang hơn và vụ phóng tên lửa mang vệ tinh này đủ mạnh để giúp Kim Jong Un đạt mục tiêu chính trị của mình.


Nhiều quốc gia đã lên tiếng chỉ trích vụ phóng tên lửa mang vệ tinh của Triều Tiên.

Nhiều quốc gia đã lên tiếng chỉ trích vụ phóng tên lửa mang vệ tinh của Triều Tiên.

Bước tiến lớn, xích gần mục tiêu vũ khí hạt nhân

Theo BBC, một số thông tin đánh giá, tải trọng của tên lửa mang vệ tinh được Triều Tiên phóng vào vũ trụ ngày 7/2 nặng cỡ 500kg - gấp nhiều lần tải trọng tên lửa Unha-3 mà nước này phóng đi vào tháng 12/2012.

Những nguồn tin này cũng cho hay, tên lửa lần này có tầm hoạt động lên tới 13.000 km - lớn hơn so với Unha-3 (10.000 km).

Nếu đúng như vậy, thì đây sẽ là một bước tiến lớn đối với Triều Tiên. Một tên lửa với tầm bắn 13.000 km có thể chạm tới bất kỳ địa điểm nào ở Mỹ. Và tải trọng 500 kg rõ ràng là con số rất gần với điều kiện cần cho vũ khí hạt nhân.

Tên lửa mà Triều Tiên phóng đi lần này không phải là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Thực tế, nó là một tên lửa loại lớn và cần phải được đặt trên bệ phóng cố định và rất lớn.

Dù thế, vụ phóng vệ tinh lần này sẽ giúp Triều Tiên nắm rõ một vài đặc điểm của lên lửa tầm xa, trong bối cảnh nước này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu chứ chưa sở hữu được tên lửa tầm xa xuyên lục địa đúng nghĩa, có thể chạm tới Mỹ.

Nghị quyết của Hội đồng Bảo An LHQ cấm Triều Tiên phóng vệ tinh lên không gian, tuy nhiên, quốc gia châu Á này khẳng định mình có quyền làm như vậy.

Do vậy, theo chuyên gia người Anh, do tên lửa sử dụng trong các vụ phóng vệ tinh và trong ICBM tương tự nhau, nêu Triều Tiên sẽ rất thoải mái khi khẳng định, vụ phóng tên lửa lần này thực sự phục vụ cho mục đích đưa vệ tinh vào quỹ đạo.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại