Nền tảng của chính sách đối ngoại và chiến lược quân sự Mỹ là học thuyết Wolfowitz, theo đó nhiệm vụ tối quan trọng của của Washington là ngăn chặn sự xuất hiện mọi đối thủ đe dọa đất nước.
"Mối đe dọa này là nhà nước đủ mạnh để theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập với Washington. Đến nay, có hai nước như vậy là Nga và Trung Quốc" - ông Roberts nhấn mạnh.
Theo nhà chính trị, sau khi Nga kiên quyết đòi giải quyết cuộc khủng hoảng Iran và Syria bằng con đường ngoại giao, Mỹ nhận thấy rằng Moscow đã đạt được sức mạnh có khả năng hạn chế quyền lực đơn phương của Washington.
Chính phủ Nga dựa trên ngoại giao, nhưng Mỹ coi ngoại giao là dấu hiệu của sự yếu đuối. Washington dựa vào cưỡng chế và dự định buộc Nga phải tuân phục Mỹ, chuyên gia cho biết.
"Trong khi các nhà tân bảo thủ ở Washington hăng say với cuộc chiến kéo dài cả thập kỷ của họ ở Trung Đông, ông Putin đã khiến cho nước Nga thất bại của Yeltsin hồi sinh trở lại và Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với dự kiến của Washington" - nhà bình luận cho biết.
"Washington không có ý định áp dụng biện pháp nhằm giảm bớt căng thẳng. Theo quan điểm của Washington, căng thẳng là hoàn toàn cần thiết" - ông Roberts nói khi trả lời câu hỏi về các bước cần thực hiện để giảm bớt sự căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Nga.
Ngoài ra, ông cho biết, những căng thẳng hiện có biện minh cho các khoản chi tiêu quân sự rất lớn của Mỹ.
Một số nhà phân tích nói rằng, công đoàn các nước Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và BRICS có khả năng thay thế cho các tổ chức phương Tây.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Washington sẽ đứng yên xem các cường quốc mới nổi tạo ra các liên minh địa chính trị mới, ông Roberts khẳng định.
"Có vẻ như Washington đang tiến hành kế hoạch của mình làm cho liên minh Nga - Trung sụp đổ, trước khi liên minh đó kịp trở nên mạnh mẽ hơn" - nhà phân tích chính trị Mỹ cho biết và giải thích rằng bước đầu tiên theo hướng này là hoạt động của IMF, đang "chăm sóc" Trung Quốc, hứa hẹn đem đồng tiền quốc gia Trung Quốc vào giỏ chính thức SDR.