Những con số "khổng lồ" về Trung Quốc qua dịp Tết

Trong dịp Tết cổ truyền, người Trung Quốc đã thực hiện 3,65 tỷ lần di chuyển, 145 triệu người di chuyển bằng tàu hỏa, 24 triệu người đi lại bằng máy bay và có đến 80% số chuyến bay thường xuyên bị trễ.

Theo truyền thống, phần lớn người Trung Quốc sẽ về quê đón Tết mới cùng với gia đình.

Trước những ngày này, số lượng người và quà qua lại tăng lên chóng mặt, ước tính có khoảng 3,65 tỉ lần đi lại trong khoảng thời gian 40 ngày.

Điểm thú vị của những chuyến đi này là chúng không chỉ cho thấy quy luật di chuyển của người dân, mà còn cho thấy những sự thay đổi đáng chú ý trong suốt 10 năm qua, qua đó phản ánh những biến chuyển lớn của nền kinh tế Trung Quốc.

Người dân Trung Quốc đổ về quê ăn Tết.

1. Di dân. Các thành phố ven biển của Trung Quốc đã bắt đầu phát triển trước tiên, và nhờ việc lương của những người lao động tại các thành phố này tăng lên, nhiều người đã đến sống ở thành phố này để tìm kiếm cơ hội mới.

Theo số liệu của tổ chức phi chính phủ Thông tin Lao Động Trung Quốc, đất nước có khoảng 262 triệu người tỉnh lẻ di dời đến các thành phố lớn để tìm việc làm, tương đương với toàn bộ dân số của nước Mỹ trừ các bang California và Florida.

Một báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, ước tính gần 200 triệu người đã chuyển đến các khu vực thành thị ở Đông Á trong khoảng thời gian 2000 – 2010.

Con số này tương đương với một đất nước có dân số đứng thứ 6 trên thế giới.

2. Đô thị hóa. Khoảng 50% lãnh thổ Trung Quốc giờ đây đã được đô thị hóa, nhưng vẫn còn một nửa dân số đất nước vẫn sống ở các vùng quê. Tỉ lệ người thành thị sẽ còn cao hơn nữa nếu không có hai trở ngại.

Thứ nhất, chính quyền các vùng đô thị tỏ ra rất dè dặt trong việc cấp hộ khẩu cho những người vùng quê, nhờ đó họ sẽ nhận được phúc lợi xã hội.

Thứ hai, đất vùng quê Trung Quốc là tài sản chung.

Người nông dân có thể kiếm sống trên đất quê, nhưng anh hoặc cô ta không thể đem bán nó khi rời đi, điều đó có nghĩa là họ sẽ bỏ lại tài sản chính của mình nếu muốn di dân.

Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc đang thay đổi. Lương ở các thành phố ven biển cao đến mức một vài hãng sản xuất buộc phải chuyển địa bàn về sâu trong nội đia.

Người dân địa phương vẫn có thể chuyển đi, nhưng một số lại chọn đến ở nơi khác gần nơi cũ còn số khác thì ở lại. Xu hướng này, cùng với việc chính phủ ngày càng đầu tư nhiều hơn, có nghĩa tỉ lệ tăng trưởng kinh tế mạnh nhất giờ đây nằm ở vùng quê.

Ảnh minh họa

3. Đường tàu. Một điểm đáng nói khác từ các bản đồ này đó là mật độ dày đặc của hệ thống tàu hỏa, đã tăng hơn 50% kể từ năm 2000.

Ước tính 145 triệu người đi bằng tàu hỏa trong ngày Tết, tăng lên so với con số 105 triệu người của 5 năm trước đó.

4. Xe hơi. Mặc dù tàu tốc hành ngày càng là một lựa chọn tiện lợi, xe hơi là biểu tượng của địa vị xã hội ở Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới.

Nhiều người Trung Quốc thích trở về nhà theo cách này để gây chú ý cũng như tiện thăm họ hàng. Theo thống kê của chính phủ, phần lớn 80 triệu người trên đường vào ngày 16/2 phần lớn đều sử dụng xe hơi.

5. Hàng không. Baidu cũng theo dõi số lượng người đi lại bằng đường không, năm nay có khoảng 24 triệu người. Máy bay đắt hơn tàu hỏa và chỉ dành cho những người thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu.

Nhưng hàng không Trung Quốc vẫn còn nhiều vấn đề: theo một báo cáo năm 2013 của trang web FlightStats, khoảng 80% chuyến bay từ Bắc Kinh bị trễ giờ, còn ở Thượng Hải và Quảng Châu, con số đó là 70%.

Với số người lao động trở về quê, Bắc Kinh, Thượng Hải và các thành phố lớn ven biển vốn là nhà của hàng triệu người trở nên trống vắng hơn. Nhưng mặc dù dân cư ở thành thị trở nên thưa thớt, tuần lễ Tết vẫn rất bận rộn với nhiều người.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại