Nhật tố tàu Trung Quốc mang pháo vào Senkaku

Đỗ Quyên |

12, ba tàu cảnh sát biển Trung Quốc (CCG), trong đó có 1 tàu được cho là trang bị pháo tự động, đã đi vào vùng lãnh hải gần quần đảo tranh chấp Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông.

Thông tin trên vừa được hãng tin Kyodo của Nhật Bản tiết lộ cùng ngày. Theo đó, các tàu của Trung Quốc đã tiếp cận vùng lãnh hải phía bắc đảo Kuba, thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào khoảng 9 giờ 30 và rời đi lúc 10h50, theo giờ địa phương.

Trước đó, cảnh sát biển Nhật Bản từng tiết lộ hôm 22-12, một tàu trang bị pháo của Trung Quốc cũng di chuyển ở vùng biển cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng 28 km về phía đông-đông-bắc.

Một trong số các tàu áp sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hôm 26-12 nói trên cũng trang bị pháo tự động, theo Kyodo. Và đây là lần đầu tiên một tàu CCG được trang bị pháo đi vào vùng lãnh hải gần quần đảo tranh chấp này.

Được biết, khi cảnh sát biển Nhật Bản cảnh báo Trung Quốc rời khỏi vùng biển này, họ nhận được hồi đáp rằng: Chính tàu Nhật Bản mới đang ở trong lãnh hải Trung Quốc và phải rời ngay lập tức.

Đây là lần thứ 35 trong năm nay, tàu của Trung Quốc tiếp cận vùng biển này.

Trong một diễn biến khác, chính phủ Nhật Bản ngày 25-12 xác nhận Trung Quốc đã chính thức bắt giữ công dân Nhật thứ ba - một nữ giám đốc trường dạy tiếng Nhật - và tạm giam một người đàn ông khác.

Theo Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga, nữ giám đốc nói trên bị bắt hồi tháng 11, còn người đàn ông bị tạm giam từng làm việc cho một hãng hàng không. Cả 2 bị bắt vì tình nghi làm gián điệp. Trước đó, hồi tháng 9, Trung Quốc bắt giữ 2 công dân Nhật khác cũng vì tội do thám.

Mới đây, trên tờ Nhật báo Bắc Kinh, một giáo sư ĐH Quốc phòng Trung Quốc cáo buộc hai trong số bốn người bị bắt được Cơ quan Tình báo an ninh công cộng Nhật cử đến Trung Quốc để thu thập thông tin về nước này (quân đội, kinh tế và tình hình nội bộ) và Triều Tiên.

Tokyo bác bỏ mọi cáo buộc. “Nhật không thực hiện hành vi do thám ở các nước khác” - ông Suga khẳng định.

Hồi tháng 11-2014, chính quyền Trung Quốc thông qua luật chống do thám với mức án cao nhất là tử hình.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại