Người nghi nhiễm Ebola được cách ly như thế nào?

Sơn Hà |

Trước khi dịch Ebola bùng, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các cơ quan y tế đã ra quy định rõ về quy trình cách ly và cô lập để đối phó với dịch bệnh.

Cách ly là quy trình y tế được áp dụng từ năm 1377, khi thành phố Dubrovnik bên bờ Địa Trung Hải chặn các tàu nghi chở bệnh nhân dịch hạch trong 40 ngày trước khi được cập cảng.

Cần phân biệt rõ cách ly và cô lập bởi đây là hai biện pháp khác nhau. Cô lập là tách người mắc bệnh truyền nhiễm ra khỏi cộng đồng để ngăn chặn bệnh lây lan.

Cách ly là biện pháp phòng bệnh, tách người khỏe mạnh có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm để xác định xem họ có mắc bệnh hay không.

Mục tiêu cũng là ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan. Tại Mỹ và các nước, nhà chức trách thường cách ly người khỏe mạnh có tiếp xúc với bệnh nhân Ebola trong 21 ngày, ví dụ như các nhân viên y tế đến làm việc ở Tây Phi.

Vì sao virus đang đe dọa cả thế giới được đặt tên là Ebola? Vì sao virus đang đe dọa cả thế giới được đặt tên là Ebola?

Nhà nghiên cứu trẻ hét lên: 'Cái quái gì đây?' khi nhìn thấy virus dưới kính hiển vi năm 1976, nó dài như một con sâu và không phải virus sốt vàng da như ông nghĩ.

Các nhóm bị cách ly

Khi bị cách ly, người có nguy cơ nhiễm Ebola vẫn sinh hoạt như bình thường, nhưng được theo dõi tình trạng sức khỏe chặt chẽ, ví dụ như đo thân nhiệt hai ngày một lần.

Nếu cơ thể họ phát các triệu chứng bệnh như sốt cao và đau đầu, họ sẽ lập tức được đưa vào bệnh viện để điều trị cô lập.

Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) phân chia những người cần bị cách ly để chống Ebola làm các nhóm.

Thứ nhất, những người bị kim tiêm cho bệnh nhân Ebola đâm trúng, hoặc chữa trị cho bệnh nhân Ebola ở Tây Phi mà không mặc đồ bảo hộ thuộc nhóm có nguy cơ cao nhất. Họ phải tình nguyện cách ly bản thân.

Điều đó có nghĩa là họ không được đến những nơi đông người hay đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng. Nếu họ không có bất cứ dấu hiệu mệt, bệnh nào thì sẽ được phép chạy bộ hoặc lái xe một mình ở bên ngoài.

Thứ hai là người từng sống cùng nhà với bệnh nhân Ebola nhưng không chăm sóc trực tiếp, cũng như các nhân viên y tế trở về từ Tây Phi.

Họ sẽ bị cách ly trong vòng 21 ngày. Đây là thời kỳ vi rút Ebola ủ bệnh. Trong quãng thời gian này, họ phải liên tục đi khám để xem có bị cách triệu chứng bệnh hay không. Bác sĩ sẽ xem xét và cho phép họ đươc thực hiện các hoạt động ví dụ như đi lại bên ngoài hay không.

Thứ ba là nhóm có nguy cơ thấp - nhân viên y tế chữa trị cho bệnh nhân Ebola nhưng mặc đồ bảo hộ đầy đủ. Họ sẽ phải tự theo dõi nhiệt độ cơ thể hai ngày mỗi lần. Trong hầu hết các trường hợp, người bị cách ly vẫn có thể tiếp khách đến thăm.

Bởi Ebola chỉ có thể lây lan khi người bệnh đã phát các triệu chứng bệnh như sốt cao, đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy…

CDC cảnh báo việc áp dụng các quy định cách ly quá ngặt nghèo có thể khiến nguy cơ bệnh lây lan trở nên tồi tệ hơn. Bởi không ai muốn bị sống cô đơn, hạn chế đi lại. Nhiều người có nguy cơ mắc bệnh sẽ đưa lời khai không trung thực về tình trạng sức khỏe bản thân để tránh bị cách ly.

Các chuyên gia Mỹ đều ủng hộ việc bác sĩ George Risi ở Montana, từng đến Sierra Leone, tự cách ly bằng cách ngủ ở phòng riêng khi về Mỹ, không ôm hôn vợ con.

Ông không tiếp bệnh nhân dù vẫn đến văn phòng làm việc, luôn đứng cách đồng nghiệp ít nhất vài mét. Bác sĩ Risi nhấn mạnh sẽ không nhân viên y tế nào muốn đến Tây Phi chống Ebola nếu phải sống cô đơn hoàn toàn suốt 21 ngày khi trở về nước.

Mỹ thừa nhận đã để virus Ebola "lọt" cửa khẩu mà không hay biết Mỹ thừa nhận đã để virus Ebola 'lọt' cửa khẩu mà không hay biết

Giới chức y tế Mỹ xác nhận trường hợp nhiễm virus Ebola đầu tiên ngay tại lãnh thổ nước này là một bệnh nhân ở Dallas, bang Texas.

Điều trị cô lập

Theo trang Live Science, việc điều trị cô lập bệnh nhân Ebola cũng tương tự như quy trình điều trị các bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm hay viêm màng não.

Bước đầu tiên là đưa bệnh nhân vào một phòng riêng hoặc trong phòng có một bệnh nhân khác cũng đã bị nhiễm Ebola. Ebola lây lan qua việc tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh.

Do đó, khi chữa trị cho bệnh nhân Ebola, các bác sĩ phải đeo găng tay, mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang kín mặt và kính bảo hộ để che mắt.

Ebola không lây qua đường không khí nhưng ở một số bệnh viện tại Mỹ, các bác sĩ vẫn đeo mặt nạ lọc không khí N95.

Một số bệnh nhân cũng được đưa vào phòng cách ly áp lực âm để ngăn chặn nguy cơ virút phát tán ra bên ngoài theo đường không khí.

Bác sĩ Amesh Adalja thuộc ĐH Pittsburgh cho biết các bệnh nhân Ebola tại Mỹ, trong đó có hai nữ y tá Texas là Nina Phạm và Amber Vinson, được điều trị trong phòng cách ly áp lực âm.

Tại đây các bác sĩ mặc đồ bảo hô hazmat phủ kín toàn thân. Các cơ sở này được thành lập để chữa trị bệnh nhân mắc các bệnh lây lan qua đường không khí nguy hiểm như SARS.

“Phương pháp này vượt quá yêu cầu chữa trị và phòng chống Ebola - bác sĩ Adalja cho biết - Nó khiến công chúng tưởng rằng đó là điều tối cần thiết để chăm sóc bệnh nhân Ebola”.

Bác sĩ Adalja cho rằng cách bệnh lây lan qua đường không khí như bệnh lao thực tế nguy hiểm hơn nhiều so với Ebola.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại