Các nước phương Tây đã từ chối thông qua một bản dự thảo nghị định được trình bày trong cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào ngày 19/2 nhằm ngăn chặn Thổ Nhĩ Kỳ nã pháo vào khu vực người Kurd sinh sống ở Syria.
Các nước phương Tây cũng kêu gọi Moscow tiếp tục những nỗ lực nhằm đạt được hòa bình tại Syria, tuy nhiên hạn chót áp dụng lệnh ngừng bắn đã qua nhưng các bên liên quan trong cuộc xung đột tại Syria vẫn không tuân thủ.
“Chúng tôi lấy làm tiếc khi bản dự thảo đề xuất đã bị khước từ”, phát ngôn viên Điện Kremlin là ông Dmitry Peskov trả lời báo giới ngày 20/2.
Ông Peskov cho biết Nga rất “quan ngại trước tình hình căng thẳng ngày một gia tăng tại khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria” và rằng Nga sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các chiến dịch trên bộ của quân Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Các nước phương Tây cáo buộc rằng chính sự hậu thuẫn của Moscow, dù là nhằm xây dựng vị thế trong cuộc đàm phán ngừng bắn tại Liên Hợp Quốc, đã khiến cuộc xung đột trở nên căng thẳng.
“Chúng ta đang đối mặt với tình trạng leo thang xung đột, có nguy cơ vượt quá tầm kiểm soát”, đại diện của Pháp tại Liên Hợp Quốc, ông Francois Delattre cho biết.
Ông Delattre nhận định, các chiến dịch quân sự tại Syria của Thổ Nhĩ Kỳ là “hệ quả trực tiếp của cuộc tấn công tại miền Bắc Syria, do chính quyền Assad cùng các đồng minh thực hiện”, và “Nga phải hiểu rằng việc hỗ trợ Bashar al-Assad là một ngõ cụt và điều đó rất nguy hiểm”.
Trong lúc Mỹ chỉ trích Nga công kích Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc họp, Nhà Trắng tuyên bố Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc trao đổi với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vào ngày 19/2, yêu cầu ông ngừng nã pháo và những dân quân người Kurd ở vùng biên giới Syria.
Mặc dù ông Obama đồng ý rằng lực lượng người Kurd “không được phép lợi dụng tình hình diễn biến trong nước để giành thêm phần đất đai”, ông cũng yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ “tỏ rõ sự kiềm chế của mình bằng việc ngừng nã pháo”.
Sự việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn phá vùng biên giới Syria đã cho thấy sự rạn nứt giữa Washington và Ankara. Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng lực lượng dân quân YPG của người Kurd ở Syria thực tế là các nhóm khủng bố, tuy nhiên Mỹ đã hợp tác với YPG nhằm giành lại lãnh thổ từ tay Nhà nước Hồi giáo (IS).
Mới đây, lực lượng vũ trang người Kurd, được sự hỗ trợ của Mỹ, đã đánh đuổi phiến quân IS ra khỏi thị trấn Shaddadeh, thành trì cuối cùng ở quân khủng bố tại tỉnh Hassakeh, phía Đông Bắc Syria, sau một trận chiến căng thẳng diễn ra vào ngày 19/2.