Nga rút máy bay mình về, nhưng vẫn dùng UAV nước khác ở Syria?

Thùy Trang |

Nga quyết định rút quân khỏi Syria trước khi cả thế giới nhận ra rằng công nghệ không người lái hiện đại đứng sau các cuộc không kích chuẩn xác lại đến từ... Israel.

Từ năm 2010, lực lượng không quân của Nga tiến hành mua nhiều máy bay không người lái Searcher của Israel Aerospace Industries (IAI), doanh nghiệp quốc doanh chuyên sản xuất thiết bị hàng không đứng đầu thế giới.

Theo nhà báo Patrick Hilsman của tạp chí The Daily Beast, Nga đã đổi tên những chiếc Searcher này thành "Forpost", có nghĩa là "Pháo đài" trong tiếng Nga.

Quan chức Nga trước đây từng một vài lần nói bóng gió về việc sử dụng máy bay không người lái hỗ trợ chiến đấu. Tuy nhiên, phải đến giữa tháng Hai, một nhiếp ảnh gia mang tên Ahmad Al Khayer mới chụp được ảnh Forpost bay trên bầu trời Syria.

Các nhà hoạt động ở Latakia cũng khẳng định từng thấy Forpost do thám khu vực chiếm đóng của phe nổi dậy, vì vậy, khả năng bức ảnh này là thật khá cao.


Bức ảnh chụp chiếc máy bay được cho là Forpost bên ngoài căn cứ không quân Nga tại Latakia. Ảnh: Ahmad Al Khayer.

Bức ảnh chụp chiếc máy bay được cho là Forpost bên ngoài căn cứ không quân Nga tại Latakia. Ảnh: Ahmad Al Khayer.

"Trong ảnh, cánh máy bay hơi ngả về sau hơn so với Searcher/Forpost.

Dù vậy, nếu xét toàn bộ các yếu tố, tôi khá chắc trong ảnh là loại thiết bị này" - Ulrike Franke, nhà nghiên cứu về máy bay không người lái của Hội đồng châu Âu về Quan hệ Ngoại giao (ECFR) khẳng định.

Bức ảnh trên đã gián tiếp khẳng định tầm ảnh hưởng của Israel trong toàn bộ thời gian Nga can thiệp vào Syria.

Thiếu đi sự hỗ trợ của Jerusalem, Moscow có lẽ không bao giờ "đạt được mục đích" như Tổng thống Putin gần đây đã tuyên bố, nhà báo David Axe của The Daily Beast nhận định.

Từ khi đặt chân vào phía Tây Syria vào tháng 10/2015, Nga đã thực hiện hàng nghìn cuộc không kích nhằm vào lực lượng nổi dậy chống chính phủ.

Chỉ trong một tuần giữa tháng Hai, Bộ Quốc phòng Nga từng tuyên bố máy bay của Moscow đã thực hiện 444 đợt tấn công, phá tan 1593 mục tiêu khủng bố.

Thành công này đòi hỏi thông tin tình báo kĩ càng và toàn diện, điều mà những chiếc máy bay không người lái có thể thực hiện một cách hoàn hảo.

Nga thực sự cần tới Israel, bởi ngành công nghiệp sản xuất vũ khí lạc hậu của đất nước này gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tự thiết kế và sản xuất những chiếc máy bay tân tiến.

"Dù có khả năng sản xuất loại máy bay trinh thám không người lái cỡ nhỏ, đối với những thiết bị lớn hơn, Nga vẫn phải nhờ cậy Israel" - Dan Gettinger, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Máy bay không người lái tại New York trả lời The Daily Beast.


Thiếu đi sự hỗ trợ của Jerusalem, liệu Tổng thống Putin có thể tuyên bố đã đạt được mục đích tại Syria? Ảnh: AFP.

Thiếu đi sự hỗ trợ của Jerusalem, liệu Tổng thống Putin có thể tuyên bố đã đạt được mục đích tại Syria? Ảnh: AFP.

Có thể thấy, sở hữu những chiếc Searcher của Israel đã đưa quân đội Nga lên ngang tầm với những cường quốc về không lực bậc nhất thế giới.

Denis Fedutinov, nhà báo trực thuộc tạp chí chuyên về thiết bị bay không người lái của Nga nhận xét:

"Đối với những người vận hành máy bay không người lái của Nga, chuyển từ loại máy bay nhỏ bé, cũ kĩ của Nga sang Searcher/Forpost thực sự giống như từ Zhiguli (một hãng xe lỗi thời của Nga) lên đời Mercedes".

Trong khi đó, chỉ huy lực lượng không quân Nga Viktor Bondarev tuyên bố:

"Trong thời gian máy bay Nga có mặt tại Syria, chưa một cuộc không kích nào trượt mục tiêu."

Ông Bondarev rõ ràng đang phóng đại sự thật đôi chút, tuy nhiên, chính câu nói trên đã bộc lộ niềm tự hào Moscow giành cho thiết bị do thám cao cấp từng nhiều lần góp sức gia tăng tầm hủy diệt của những chiếc máy bay chiến đấu khác này.

Nhưng cái "thiết bị do thám cao cấp" này là của Nga hay Israel?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại