Theo The Guardian, nếu IS thực sự là thủ phạm làm rơi máy bay Nga, mục đích chính của lực lượng khủng bố là trả thù hành động Moscow can thiệp quân sự ở Syria chứ không phải mở rộng thanh thế ra toàn cầu.
Một trong những điểm khác biệt mấu chốt giữa IS và mạng lưới khủng bố al-Qaeda là việc al-Qaeda chỉ tập trung vào nguồn năng lượng nằm trong những khu vực mà nhóm khủng bố này chiếm giữ.
Và thực tế, tổ chức khủng bố al-Qaeda chú trọng tới tấn công các mục tiêu ở phương Tây.
Al-Qaeda đã có lịch sử lâu đời tiến hành các vụ tấn công khủng bố máy bay. Vào năm 1995, al-Qaeda đã thực hiện các vụ tấn công và khiến 6 hãng hàng không bị rơi máy bay ở Thái Bình Dương.
Tiếp đó là vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại nước Mỹ. Sau đó vào năm 2002, al-Qaeda dùng tên lửa đất đối không bắn rơi một chuyến bay của Israel.
Tới năm 2006, mục tiêu tấn công của al-Qaeda là các hãng hàng không ở hai bên bờ Đại Tây Dương. Còn trong thời gian gần đây, mạng lưới al-Qaeda ở Yemen và trên bán đảo Ả Rập tấn công các hãng hàng không phương Tây.
Trái lại, IS lại không hành động như al-Qaeda bởi phương tiện truyền thông và kỹ thuật số hiện không còn mặn mà với những hình ảnh khủng bố gây ra cái chết cho hàng loạt người dân phương Tây, nhằm nâng cao thanh thế của tổ chức khủng bố như trước đây.
Trong khi đó, chỉ cần một đoạn video ghi lại cảnh hành quyết tù nhân có thể dễ dàng tạo ra tâm lý gây sốc, kinh hoàng và phản ứng chính trị gay gắt.
Ngoài ra, hình ảnh một đoàn binh sĩ quy mô nhỏ của IS trang bị súng hạng nhẹ xuất hiện ở khách sạn hay bảo tàng trong thành phố ở bờ biển Địa Trung Hải vốn thuộc quyền quản lý của các ông chủ châu Âu, cũng sẽ thu hút sự chú ý của dư luận nhiều hơn.
Cho tới nay, IS được cho hiếm khi kêu gọi công dân phương Tây tiến hành các vụ tấn công ngay trên quê nhà. Thay vào đó, IS trực tiếp kiểm soát hoặc tiến hành các cuộc tấn công quy mô phức tạp ở các nước ngoài thế giới Hồi giáo.
Có thể nói, mục tiêu lớn của IS là "duy trì mức độ chậm rãi nhưng đều đặn mở rộng các căn cứ ở Iraq và Syria đi kèm với lợi ích xây dựng mạng lưới chân rết khủng bố".
Do đó, việc IS lên tiếng nhận trách nhiệm bắn rơi chiếc Airbus A321 của Nga ở Ai Cập hồi tuần trước đã chứng minh IS quan ngại Moscow đang làm mất mặt, gây chia rẽ và làm suy yếu năng lực của các chiến binh Hồi giáo.
Tuy nhiên, hãng hàng không Kogalymavia của Nga nhấn mạnh chuyến bay mang số hiệu 7K9268 gặp nạn do tác động “từ bên ngoài” và “không có bất cứ lỗi kỹ thuật” nào dẫn tới việc chiếc Airbus 321 bị nổ tung trên không hôm 31/10.
Cả Cairo và Moscow đều loại trừ tuyên bố của IS về việc lực lượng này là thủ phạm cướp đi sinh mạng của 224 người trên chuyến bay 7K9268 trên hành trình về thành phố St. Petersburg từ khu nghỉ dưỡng Sharm el-Sheikh của Ai Cập.
Theo Guardian, vụ tấn công máy bay Nga mang tính chất khu vực nhiều hơn là toàn cầu. Nguyên nhân khiến máy bay Nga bị tấn công có thể xuất phát từ việc Moscow triển khai chiến dịch không kích ở Syria kể từ hôm 30/9.
Giới chức Anh và Mỹ cho rằng nghi phạm số 1 liên quan tới thảm họa hàng không Nga là các tay súng IS hoạt động trên bán đảo Sinai. Bởi vị trí vụ tấn công cũng nằm trong vùng lãnh thổ trọng yếu mà IS muốn giành quyền kiểm soát.