Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố, cuộc xung đột tại Syria không thể giải quyết nếu người Hồi giáo dòng Sunni ở nước này không được tham gia vào đời sống chính trị, mặc dù điều này sẽ “mất nhiều thời gian”.
Việc ông B. Al-Assad ra đi ngay lập tức có thể tạo ra khoảng trống quyền lực và hủy hoại cơ cấu nhà nước của đất nước Syria.
“Điều đó là cần thiết để đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra êm đẹp, mà không mang lại hận thù, sợ hãi cho người dân Syria”, ông J. Kerry cho biết. Ngoại trưởng Mỹ thừa nhận cách tiếp cận và giải quyết vấn đề Syria của Washington trước đây là không khả thi.
Động thái thay đổi quan điểm của Mỹ cũng mở ra khả năng hợp tác Nga, Mỹ trong tiến trình giải quyết khủng hoảng ở Syria.
Ngoại trưởng Mỹ cũng nhấn mạnh, việc Moscow hỗ trợ chính quyền Damascus hiện nay vốn do người Hồi giáo dòng Alawite nắm giữ, trong khi phần lớn dân số Syria thuộc dòng Hồi giáo Sunny là điều không khôn ngoan.
"Nếu cứ tiếp tục, Nga có thể trở thành mục tiêu của các cuộc thánh chiến”, ông J. Kerry cảnh báo.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Trước đó, trong bài phát biểu trong phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 28-9, Tổng thống Nga đã chỉ trích chính sách của Mỹ và phương Tây giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria.
Ông V. Putin nhấn mạnh mối nguy cơ từ IS và khẳng định, những kẻ khủng bố rất “tàn ác”, nhưng không phải là những kẻ ngu ngốc và cuồng tín.
Tiếp đó, ông V. Putin có cuộc hội đàm với Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon với mục đích thành lập nền tảng quốc tế chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Tổng thống Nga cũng khẳng định sẽ không đổ quân vào Syria và sẵn sàng tham gia cuộc chiến chống khủng bố theo quyết định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Liên quan tới tình hình Syria, từ tối 29 sang ngày 30-9, Mỹ liên tục có các động thái thay đổi quan điểm giải quyết cuộc khủng hoảng này như:
"Chủ động chuẩn bị đàm phán với phía Nga thiết lập đường dây nóng về vấn đề Syria và tạm dừng hoạt động huấn luyện chiến binh phe đối lập…".