Mỹ: Thổ Nhĩ Kỳ 'dung dưỡng' IS thế là quá đủ, phải đóng cửa biên giới ngay

Tuệ Minh |

Mỹ đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa gần 100 km đường biên giới trực tiếp với Syria, vốn từ lâu trở thành con đường độc đạo để tuyển quân và mua bán dầu mỏ của tổ chức khủng bố IS.

Ankara thời gian qua luôn bị chỉ trích vì “đồng lõa” với nhóm khủng bố do lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng thường xuyên sử dụng đường biên giới chung giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để chiêu mộ quân cũng như tuồn dầu mỏ ăn cắp được ra nước ngoài.

Việc đóng cửa hoàn toàn đường biên giới dài 885 km giữa hai nước sẽ là một cú đánh mạnh vào IS. Tổ chức khủng bố này suốt 3 năm qua đã cử hàng chục nghìn phiến quân Hồi giáo vượt qua biên giới, thâm nhập vào nhiều quốc gia và gây ra hàng loạt vụ tấn công chết chóc.

Sau vụ tấn công liên hoàn tại Paris ngày 13/11, Washington đã đưa ra tuyên bố mạnh mẽ với Ankara: Mỹ sẽ không chấp nhận lời bào chữa của Thổ Nhĩ Kỳ rằng không thể chặn được một phần biên giới nhỏ vẫn được IS sử dụng.

Quan chức cao cấp trong chính quyền Obama cho The Wall Street Journal biết thông điệp cứng rắn của Mỹ rằng: “Cuộc chơi đã thay đổi, bây giờ đã quá đủ. Thổ Nhĩ Kỳ cần phải đóng hoàn toàn đường biên giới của mình với Syria.

Đây là một mối đe dọa toàn cầu và nó đã vượt ra ngoài Syria, xâm nhập vào lãnh thổ Ankara”.

Mỹ dự tính cần khoảng 300.000 binh lính Thổ Nhĩ Kỳ để thực hiện việc đóng cửa biên giới giữa Jarabulus ở Euphrates và thị trấn Kilis, phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ.

Cơ quan tình báo Mỹ cho hay khu vực được IS sử dụng nhiều nhất là giữa Jarabulus, nơi đường biên giới chính thức đã bị đóng, và thị trấn Cobanbey.

Tuyến đường này trở nên đặc biệt quan trọng kể từ tháng 6/2015, khi lực lượng người Kurd ở Syria chiếm phần biên giới đi qua Tal Abyad, cách thủ phủ Raqqa của IS 98 km.  

Thổ Nhĩ Kỳ từ đó đã để mở đường biên giới này trong khi IS đã nắm quyền kiểm soát khu vực phía Nam nhưng ngay lập tức đóng cửa biên giới khi người Kurd chiếm giữ khu vực này.

Chính quyền Ankara thậm chí còn từ chối không cho phép thi thể những người lính Kurd bị IS giết hại đưa qua biên giới, mặc dù họ là người gốc Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuyên bố của Mỹ theo sau hàng loạt chỉ trích quốc tế dành cho Thổ Nhĩ Kỳ vì phần nào tiếp tay cho IS và những nhóm hồi giáo cực đoan như al-Qaeda chi nhánh Syria, Mặt trận Jabhat al-Nursa và Ahrar al-Sham.

Không chỉ hàng nghìn phiến quân nước ngoài đi qua Thổ Nhĩ Kỳ để gia nhập IS mà dầu mỏ từ các giếng dầu do IS đánh cắp từ Syria cũng được vận chuyển qua Ankara để đem bán bất hợp pháp, đem lại nguồn tài chính lớn cho tổ chức khủng bố này.

 

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại