Mỹ “lỡ mồm” tuyên bố Taliban là đối tác
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jeff Davis vừa đưa ra tuyên bố về sứ mệnh của Mỹ tại Afghanistan, đặc biệt là khi nhắc về phong trào "Taliban" thì ông này đã dùng cụm từ "đối tác" và cam kết Mỹ không tiến hành chiến dịch quân sự tích cực chống Taliban.
Ông này cho biết, hiện nay Mỹ đang xem Taliban như một đối tác quan trọng trong tiến trình hòa giải dân tộc, diễn ra với sự tổ chức của ban lãnh đạo Afghanistan.
Bình luận về tuyên bố kể trên của đại diện Lầu Năm Góc, nhà quan sát chính trị người Afghanistan, tiến sĩ Masoud Matin khi đàm đạo với phóng viên của đài Sputnik Dari đã nói rằng, có lẽ đây là tuyên bố “trung thực nhất” của người Mỹ trong 14 năm hiện diện tại đất nước này.
Ông nói, ngay từ đầu những người tỉnh táo đã biết rằng "Taliban", "Al-Qaeda" và Nhà nước Hồi giáo IS đều là những thành tố của cùng một đề án do Hoa Kỳ và các đồng minh “sáng tạo” ra.
Còn đấu tranh với chủ nghĩa khủng bố ở Afghanistan chỉ là chiêu bài giả hiệu mà thôi.
Phương Tây chỉ quan tâm thuần túy đến quyền tiếp cận truy cập nguồn tài nguyên khoáng sản và các dự trữ của cả Afghanistan lẫn các nước láng giềng, và vẫn giữ nguyên mục đích như trước đây là duy trì ảnh hưởng trước các đối thủ chính trị, kinh tế và quân sự như Nga và Trung Quốc.
Lính Mỹ tuần tra trên đường phố Afghanistan
Chiến binh “Taliban”, “Al-Qaeda” hoặc “IS”…., tất cả đều phục vụ Lầu Năm Góc, tất cả đều chỉ hoạt động theo lệnh từ Washington trong khoảng thời gian nhất định, sau đó thay đổi trang phục và xuất đầu lộ diện với “khẩu hiệu” mới cùng vũ khí của phương Tây trên vũ đài chính trị ở Afghanistan.
Tuy nhiên, ngay sau đó Lầu Năm Góc lại đưa ra đính chính rằng, tuyên bố “Taliban” là đối tác chỉ là “lỡ miệng nói nhịu” chứ thực ra Hoa Kỳ đang để ngỏ khả năng đàm phán với tổ chức này về khả năng tham gia của tổ chức này vào đời sống chính trị của đất nước Afghanistan, với điều kiện phải hòa giải với chính quyền hợp pháp của Cộng hòa Hồi giáo Afganistan.
Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ đã tạo ra quân đội mới của Afghanistan, nhưng ngày 29 tháng 9 vừa qua, 7.000 binh sĩ đồn trú đã phải chạy te tua trước chỉ một nhóm nhỏ chiến binh Taliban, để chúng chiếm mất thành phố Kunduz - chiến thắng lớn nhất của lực lượng phiến quân trong 14 năm qua.
Hôm nay, số lượng các phần tử khủng bố ở Afghanistan đã là 50.000 người và cơ sở của các băng nhóm vẫn là phong trào Hồi giáo cực đoan Taliban.
Qua 14 năm, khối lượng sản xuất ma túy ở địa bàn này đã tăng gấp 40 lần với nguồn thu nhập khổng lồ.
Như vậy, Mỹ lấy gì để “mặc cả” với tổ chức khủng bố này để chúng ngồi vào bàn đàm phán với chính quyền Kabul? Phải chăng mục đích của Taliban là muốn hòa giải dân tộc và mang lại hòa bình cho đất nước?
Các tay súng Taliban
Nếu Taliban lên nắm quyền, Afghanistan gặp thảm họa
Cách đây chưa lâu, trong cuộc họp dưới sự bảo trợ của Tổ chức hợp tác Thượng Hải chuyên về Afghanistan đã có sự tham gia của 15 quốc gia.
Các thành viên hội nghị đã phân tích về những vấn đề an ninh có hệ thống, phát sinh tại đất nước này từ những năm đầu 90 thế kỷ XX.
Khi ấy, để đối chọi với lực lượng hạn chế của đội quân Liên Xô, Cục tình báo trung ương Mỹ CIA đã tạo dựng phong trào Taliban Hồi giáo.
Sau chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh, một số nước phương Tây xem thường luật pháp quốc tế và lợi ích của các nước láng giềng, ngang nhiên thi hành rộng rãi các kinh nghiệm của phong trào Taliban vào mục đích địa chính trị của riêng họ.
Và ngày hôm nay tại Trung Đông đang sinh sôi mùa quả độc của thói kiêu căng ngạo mạn này, cùng với nó là khả năng lan rộng tới Trung Á và châu Âu.
Hãng thông tấn Nga RIA Novosti vừa qua đã dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nga cho biết, hoạt động huấn luyện chiến binh người Nga đang được Nhà nước Hồi giáo tổ chức thực hiện tại Afghanistan.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu cũng đã bày tỏ mối quan ngại về các hoạt động gia tăng của IS ở nước này.
Ông Zamir Kabul, Vụ trưởng Vụ châu Á 2 của Nga cho biết, các trung tâm huấn luyện của IS tập trung đào tạo các chiến binh đến từ Trung Á và một số khu vực của Nga.
Ngôn ngữ trong các trại huấn luyện là tiếng Nga, giảng viên gồm có cả các công dân Ả Rập, Pakistan, Mỹ và Anh.
Tháng 9 vừa qua, hãng thông tấn Afghanistan Pazhvok cho biết rằng, phó Tổng thống Afghanistan, tướng Abdul Rashid Dostum đã yêu cầu Nga hỗ trợ quân sự trong cuộc chiến chống nhóm khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" IS mà thực chất là nhờ Nga giúp để đánh lại Taliban.
Nhà phân tích chính trị Abdoul Ghadir Mosbah ở Kabul đã nói rằng "Tướng Dostum nhận ra rằng việc ký kết các thỏa thuận quân sự với các nước phương Tây không đưa ra bất kỳ kết quả nào, vì vậy ông ta buộc phải yêu cầu Nga giúp đỡ".
Tuy nhiên, ông Mosbah nói thẳng ra rằng, mặc dù ông Dostum và kể cả là cựu Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai trước đây cũng quan tâm đến việc hợp tác với Nga. Nhưng ngày nay không thể nói về chuyện đó, bởi chính phủ Kabul hiện nay chỉ là một con rối trong tay của Hoa Kỳ.
Phó Tổng thống Afghanistan, tướng Abdul Rashid Dostum muốn Nga trợ giúp
Nếu không có sự cho phép của Mỹ thì chính quyền Afghanistan sẽ không thể làm bất cứ điều gì.
Hoa Kỳ cần duy trì những tổ chức khủng bố ở sát sườn Nga nên trong mọi trường hợp, Hoa Kỳ sẽ không cho phép Moscow có ảnh hưởng nào đó với đất nước này.
Đối với Washington, các tổ chức khủng bố luôn là những “đối tác ăn ý” bí mật nhưng khi cần Mỹ có thể biến các tổ chức khủng bố thành đối tác công khai nhằm “mặc cả chính trị” với các chính quyền không thân thiện và sẵn sàng loại bỏ chính quyền đó.
Và chắc chắn là mảnh đất Afghanistan sẽ không thể có hòa bình chừng nào vẫn còn những tổ chức khủng bố do Mỹ thành lập, nuôi dưỡng và điều khiển nhằm đạt được những mục đích địa-chính trị của mình.
Nếu trong tương lai, một chính quyền Taliban mới lại được dựng lên, đó sẽ là thảm họa.