Moscow tố Mỹ tung hoả mù để "cản đường", buộc Nga động binh

My Lan |

Đại diện Bộ Ngoại giao Nga cho rằng, việc nói về các mối đe doạ tên lửa mà Iran gây ra với châu Âu là cách Mỹ làm nhằm đạt được mục tiêu riêng.

Trả lời phỏng vấn hãng tin Nga RIA Novosti, ông Mikhail Ulyanov, người đứng đầu Cơ quan Kiểm soát Vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga cho rằng, chương trình tên lửa của Iran không phải là mối đe doạ đối với châu Âu.

"Về mặt kỹ thuật, Iran không đe doạ tới châu Âu bởi tầm bắn của tên lửa nước này sở hữu chỉ dưới 2.000 km. Và không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy Tehran đang nỗ lực để gia tăng nó lên".

Theo ông này, thậm chí nếu Tehran có muốn tăng tầm bắn các tên lửa của mình thì họ cũng không thể tự làm mà không có sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Đồng thời, việc chia sẻ công nghệ tên lửa sẽ chỉ có thể thực hiện được theo đúng nghị quyết của Hội đồng Bảo An LHQ cho từng trường hợp cụ thể trong vòng 8 năm tới.

Quan chức Nga
Mikhail Ulyanov
Trong bối cảnh đó, cần phải ghi nhớ một điều hợp lý rằng, trong nhiều năm nay, các lệnh trừng phạt áp đặt lên Iran đi kèm một lệnh cấm không chính thức đối với việc chuyển giao công nghệ tên lửa cho nước này. Trong vài tháng qua, lệnh trừng phạt đã được dỡ bỏ, song những giới hạn nghiêm ngặt đối với khu vực này vẫn được giữ lại theo thoả thuận toàn diện về chương trình hạt nhân Iran.

Dựa vào đó, vị quan chức này đánh giá, những đồn đoán về "mối đe doạ tên lửa" của Iran là chiêu trò tung hoả mù của Mỹ, nhằm cản trở khả năng kiềm chế hạt nhân của Nga.

"Chúng tôi có đầy đủ lý do để tin rằng những đồn đoán về "mối đe doạ tên lửa của Iran" chỉ là tung hoả mù nhằm thực hiện kế hoạch của mình.

Mục tiêu chính của nó là cản trở khả năng kiểm soát hạt nhân của Nga và kéo các đồng minh châu Âu vào một cuộc đối đầu quân sự lâu dài với Nga. Điều này rõ rằng là lợi ích của Mỹ".

Phương Tây đã nhiều lần cáo buộc Iran tìm cách phát triển bom nguyên tử dưới vỏ bọc là chương trình hạt nhân hoà bình, đồng thời áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia Hồi giáo này.

Mới đây, Iran đã ký thoả thuận lịch sử với nhóm P5+1, gồm Nga, Mỹ, Anh, Đức, Pháp và Trung Quốc, nhằm đảm bảo rằng tính an toàn của các chương trình hạt nhân của Iran. Đổi lại, các lệnh trừng phạt nhằm vào Tehran sẽ được dỡ bỏ.

Dù vậy, Mỹ sau đó vẫn khẳng định hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của mình, vốn được lắp đặt để chống lại các mối đe doạ Iran, vẫn là điều cần thiết.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại