Lãnh đạo thế giới nườm nượp tới Nga hỏi ý kiến Tổng thống Putin

Thiên Hà |

Tuần tới Tổng thống Mỹ Barack Obama và các người đồng cấp của mình sẽ nhóm họp khối G-7 tại Đức, mà không có đại diện Nga bị cấm vận do các cáo buộc xung quanh khủng hoảng Ukraine.

Tuy nhiên, từ trước đó vài tuần, các lãnh đạo thế giới nườm nượp tới Nga hỏi ý kiến Tổng thống Putin.

Thực tế, bất chấp những lời thề của tổng thống Obama và những lãnh đạo khác của phương tây, Tổng thống Putin vẫn cực kỳ quan trọng với các vấn đề nổi cộm của quốc tế như vấn đề hạt nhân của Iran, vì vậy khi lỡ "không mời" ông tới Đức họp, các lãnh đạo thế giới nườm nượp tới Nga hỏi ý kiến Tổng thống Putin.

Chỉ trong tháng 5, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tới Moscow để hội đàm với Tổng thống Putin, và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đến Sochi để trao đổi với các nhà lãnh đạo Nga.

Thủ tướng Anh phải gọi điện để trao đổi với ông Putin để nối lại đàm phán chấm dứt nội chiến ở Syria, một vấn đề mà hợp tác với Nga cực kỳ quan trọng.

Tất nhiên, phương tây phải nhấn mạnh rằng, họ sang Nga để bàn các vấn đề khác chứ không phải về vấn đề Ukraine gây tranh cãi giữa hai bên.

Phương tây cam kết sẽ vẫn hỗ trợ chính phủ Ukraine hiện tại, và sẽ không chấp nhận tình trạng hiện nay ở Ukraine cũng như tiếp tục cấm vận Nga.

Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích chính trị trong khu vực thì đây cũng là động thái "kép" được gửi cho chính phủ hiện nay ở Ukraine.

Matthew Rojanksy, một chuyên gia về các nước Liên Xô cũ ở Trung tâm Wilson, cho biết đó là thái độ "ngày càng thất vọng" của phương tây với các quan chức "cam nhạt" (màu cam làm màu của cuộc cách mạng màu ở Ukraine năm 2004, cam nhạt tức là để chỉ những người phai nhạt lý tưởng) ở Ukraine trong vấn đề bảo vệ chủ quyền của mình.

"Họ lo lắng rằng Mỹ sẽ ném họ xuống xe bus để làm món hời trao đổi với Putin", ông Rojanksy viết trong một email từ Kiev, nơi ông đã họp với các quan chức chính phủ và các nhóm xã hội dân sự nước này.

Trong cuộc xung đột Ukraine vào năm ngoái Crimea đã được sáp nhập vào Nga và hai vùng lãnh thổ miền Đông là Luhansk cùng với Donetsk đã ly khai gần như hoàn toàn khỏi Ukraine.

Phương tây không công nhận sự sáp nhập Crimea vào Nga, nhưng cũng không có động thái nào để làm đưa khu vực này quay trở lại Ukraine.

Áp lực lớn nhất mà phương tây làm cho Nga là trừng phạt kinh tế nước này, nhưng rất tiếc nó lại có tác dụng ngược là làm thúc đẩy tinh thần dân tộc của người dân nga lên cao.

Kết quả là phương tây đang cực kỳ lo lắng vì thay vì làm chết kinh tế Nga, khiến nước này phải "đầu hàng" không điều kiện, thì phương tây lại khiến kinh tế Nga tự chủ hơn, phát triển hơn và đồng rúp thay vì lao dốc thì nay đã ổn định trở lại.

Đã thế, phương tây lại không thể gia tăng trừng phạt Nga. Vấn đề xảy ra là trừng phạt Nga thì châu Âu cũng giống như tự "cứa máu" chính mình vì Nga là một đối tác kinh tế cực kỳ quan trọng của EU.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại