"Mặc dù quan hệ của Nga với Ukraine diễn biến xấu và Nga bị phương Tây trừng phạt dẫn đến việc danh sách khách mời bị rút ngắn rất nhiều, nhưng điều này không ảnh hưởng đến niềm vui của người dân Nga" - tờ báo Nga viết.
Hàng chục nghìn người Nga cũng như du khách nước ngoài đã tới Moscow để chứng kiến lễ kỷ niệm chiến thắng phát xít "lớn nhất lịch sử" này.
Trong khi đó, tờ Der Spiegel của Đức hôm 8/5 đã bình luận về hoạt động kỷ niệm Ngày Chiến Thắng tại châu Âu năm nay là "nỗi buồn, niềm vui và cuộc chiến 'cơ bắp'".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ 3 từ trái hàng ghế đầu) có chỗ ngồi cạnh Tổng thống Nga Vladimir Putin trên lễ đài. Ảnh: RT.
Theo Der Spiegel, trong các ngày 7 và 8/5, nhiều nước phương Tây đã tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Chiến Thắng của riêng mình.
Mỹ đã mời các cựu quân nhân tới Nhà kỷ niệm Thế chiến II tại thủ đô Washington, nhưng Tổng thống Barack Obama từ chối tham dự cuộc đại duyệt binh tại Moscow ngày hôm nay (9/5).
Thay vào đó, Washington cử Đại sứ Mỹ tại Nga John Tefft làm đại diện, khiến nhiều người liên tưởng đến bầu không khí thời Chiến tranh Lạnh.
Tờ báo Đức nhận xét, cuộc duyệt binh của Nga năm nay "đầy tranh cãi", xuất phát từ cuộc khủng hoảng Ukraine khiến quan hệ Nga-phương Tây rạn nứt nghiêm trọng.
Ba Lan đã cự tuyệt mời Nga tham gia hoạt động kỷ niệm của mình. Động thái của Warsaw bị Điện Kremlin tố là "có ý đồ phủ nhận cống hiến của Liên Xô".
Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski (trái) cùng các quan chức dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Thắng tại Gdansk hôm 8/5. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng từ chối tham dự lễ duyệt binh ở Quảng trường Đỏ. Nhưng trong vai trò là nước chiến bại, hành động của bà Merkel đã "châm ngòi cho quả bom tranh cãi trong nội bộ châu Âu".
Hy Lạp đã không bỏ lỡ cơ hội mượn lễ kỷ niệm Ngày Chiến Thắng để yêu cầu chính phủ Đức bồi thường thiệt hại chiến tranh gần 300 tỷ euro.
Der Spiegel tỏ ra lo ngại rằng, hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít "về lý thuyết nên là biểu trưng của sự hòa giải và đoàn kết", nhưng lại trở thành một cuộc đấu về quyền lực giữa Nga và phương Tây.
Tờ Kommersant của Nga thì cho biết, Trung Quốc và Nga ủng hộ quan điểm lịch sử của nhau về Thế chiến II rằng không nên chỉ nhấn mạnh cống hiến của nhóm đồng minh phương Tây do Mỹ đứng đầu đối với thắng lợi của cuộc chiến này mà "phớt lờ hy sinh của nhân dân Nga và Trung Quốc".
Kommersant hôm 8/5 cho hay, nhìn từ góc độ lịch sử thì rất khó để tìm ra những dấu hiệu cho thấy Nga "hướng về châu Á" nhiều hơn.
Tờ báo này dẫn lời một số chuyên gia Nga nói, nhiều học giả Mỹ luôn bàn đến khái niệm "G2" trong 10 năm qua. Nhưng điều bọn họ không ngờ là, "G2" của Bắc Kinh hôm nay không phải là Mỹ, mà là Nga.
Báo TQ hãnh diện vì Nga xem ông Tập là "khách mời tôn quý nhất"
Putin "trảm" gần 20 tướng ngay trước đại lễ mừng Chiến thắng