Hồ sơ mật: Phương Tây nhiệt tình hỗ trợ Hitler tiêu diệt Liên Xô

Trung hiếu |

Bỏ mặc lời kêu gọi của Liên Xô, phương Tây hỗ trợ cho Hitler bằng nhiều hình thức khác nhau với hy vọng y sẽ phát động chiến tranh tiêu diệt Liên Xô.

VOV.VN xin giới thiệu bài viết của cây bút Nga Ekaterina Blinova về vấn đề này:

Hiệp ước Xô-Đức được ký kết giữa và nước Đức Quốc xã vào ngày 23/8/1939 Hiệp ước này hiện đang được các “chuyên gia” và hệ thống truyền thông chủ lưu của phương Tây khai thác để tố cáo Liên Xô đã “câu kết” với trùm phát xít Hitler và “phản bội” các đồng minh Pháp và Anh.

Tuy nhiên các bằng chứng lịch sử lại cho ta câu chuyện khác...


Ngoại trưởng Liên Xô Molotov (ngồi) ký Hiệp ước Không Xâm lược lẫn nhau giữa Đức và Liên Xô ở Moscow ngày 23/8/1939, chỉ vài ngày trước khi nổ ra Thế chiến 2. Phía sau ông là Lãnh tụ Liên Xô Stalin. Ảnh: Bộ Chiến tranh Đức.

Ngoại trưởng Liên Xô Molotov (ngồi) ký Hiệp ước Không Xâm lược lẫn nhau giữa Đức và Liên Xô ở Moscow ngày 23/8/1939, chỉ vài ngày trước khi nổ ra Thế chiến 2. Phía sau ông là Lãnh tụ Liên Xô Stalin. Ảnh: Bộ Chiến tranh Đức.

Vào ngày 23/8/1939, Liên Xô và nước Đức Quốc xã đặt bút ký vào một Hiệp ước Không Xâm lược lẫn nhau, còn được biết đến với cái tên Hiệp ước Molotov-Ribbentrop.

Tài liệu này hiện vẫn gây nên các tranh cãi sôi nổi, và tạo lý do để phương Tây kết tội Liên Xô “cấu kết” với Hitler vào đêm trước Thế chiến thứ 2.

Hơn nữa, kể từ năm 2008, cứ vào ngày này các quốc gia châu Âu lại kỷ niệm “Ngày châu Âu Tưởng nhớ các Nạn nhân của chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Quốc xã”.

Trong một bài viết cho Quỹ Văn hóa Chiến lược, Giáo sư Michael Jabara Carley của Đại học Montreal (Canada) nhấn mạnh: “Đó là một sự kiện tổ chức hàng năm vào ngày 23/8, được các nhà tuyên truyền “sợ Nga” ở phương Tây ngóng chờ với mong muốn nhắc nhở chúng tôi về vai trò “xấu xa” của Liên Xô khi khởi động Thế chiến thứ 2.

Tất nhiên, thời nay khi truyền thông chủ lưu của phương Tây nhắc đến 2 chữ “Xô viết” là họ muốn công chúng nghĩ đến Nga và đương kim Tổng thống Vladimir Putin.

Các nhà báo phương Tây không thể nhất quán về ông Putin: Khi thì họ gọi ông là một Hitler thứ 2, khi lại coi ông là một Stalin thời hiện tại”.

Điều thú vị là, các “chuyên gia” và truyền thông đại chúng phương Tây lại im lặng về một thực tế lịch sử, đó là hầu hết các cường quốc lớn của châu Âu đều đã ký các hiệp ước tương tự với trước khi Liên Xô làm vậy.

Chẳng hạn, chính Ba Lan - mà người ta coi là “nạn nhân” của hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Liên Xô và Đức - cũng đã ký một hiệp ước không xâm lược lẫn nhau với Đức Quốc xã vào ngày 26/1/1934.

Giáo sư Carley hỏi một cách ẩn ý: “Trong thập niên 1930, Ba Lan đóng vai trò của kẻ phá bĩnh. Đó là một chính thể cực hữu rất giống kiểu độc tài, bài Do Thái và có cảm tình với chủ nghĩa phát xít. Năm 1934, khi Liên Xô cảnh báo về Hitler, Ba Lan đã ký ngay một hiệp ước không xâm lược lẫn nhau ở Berlin. Vậy ai đâm sau lưng ai?”

Trong lúc chỉ tay kết tội phía Liên Xô đưa quân vào lãnh thổ của “Ba Lan” (khi không còn nhà nước Ba Lan nào tồn tại nữa ở đây sau khi Đức xâm lược nước này vào ngày 1/9/1939), một số sử gia phương Tây bắt đầu mắc chứng “mất trí nhớ”, và quên rằng chính các lãnh thổ này - Tây Ukraine và Tây Belarus - đã bị Ba Lan sáp nhập trong cuộc chiến tranh Ba Lan-Nga từ năm 1919-1921. Cuộc chiến này do Ba Lan đơn phương phát động để chống lại nước Nga Xô viết - lúc đó đã tan hoang vì nội chiến.

Giáo sư Carley nhấn mạnh: “Cho đến năm 1939, Ba Lan đã làm tất cả những gì có thể để phá hoại các nỗ lực của Liên Xô trong việc xây dựng một liên minh chống chủ nghĩa Quốc xã, dựa trên liên minh chống Đức từ thời Thế chiến thứ 1, bao gồm Pháp, Anh, Italy và vào năm 1917 cả Mỹ...

Trong các năm 1934-1935, khi Liên Xô tìm kiếm một hiệp ước tương trợ với Pháp thì Ba Lan lại cố công cản trở điều này”.

Thế còn Anh và Pháp? Đáng ngạc nhiên, vào thập niên 1930 cả London và Paris đều không vội gia nhập liên minh chống Đức của Liên Xô.

Carley chỉ ra rằng chính Maksim Litvinov, Dân ủy Đối ngoại Xô viết (tức Ngoại trưởng Liên Xô –ND) là người “đầu tiên thai nghén ý tưởng về một “Đại Liên minh” chống Hitler”. Tuy nhiên đại liên minh đó đã không bao giờ tồn tại khi ấy.

Châu Âu chỉ muốn Nga-Đức đánh nhau

Các sử gia nhất trí rằng các quan chức châu Âu bảo thủ đã coi Adolf Hitler là ít “tệ” hơn nước Nga Xô viết.

Hơn nữa, theo nhà kinh tế học Mỹ Guido Giacomo Preparata, đối với chính quyền Anh và Mỹ, chủ nghĩa Quốc xã được xem là động lực , và hoàn thành một quá trình đã bắt đầu từ Thế chiến thứ 1 - đó làm tan rã hoàn toàn Đế chế Nga cũ.


 Từ trái qua phải: Thống chế-Chủ tịch Quốc hội phát xít Đức Hermann Goering, Ngoại trưởng Italy Count Ciano cùng trùm phát xít Italy Benito Mussolini bắt tay Thủ tướng Anh Neville Chamberlain trong hội nghị 4 nước tổ chức ở Munich, Đức vào năm 1938. Ảnh: AP.

 Từ trái qua phải: Thống chế-Chủ tịch Quốc hội phát xít Đức Hermann Goering, Ngoại trưởng Italy Count Ciano cùng trùm phát xít Italy Benito Mussolini bắt tay Thủ tướng Anh Neville Chamberlain trong hội nghị 4 nước tổ chức ở Munich, Đức vào năm 1938. Ảnh: AP.

Nhà kinh tế học Preparata viết trong cuốn sách “Làm thế nào mà Anh và Mỹ đã tạo ra Đế chế 3 (Đức Quốc xã)”: “Nói với Churchill, Thủ tướng Anh Stanley Baldwin tóm tắt vấn đề vào tháng 7/1936 như sau: “Nếu chiến sự có diễn ra ở châu Âu thì tôi mong được chứng kiến cảnh tụi Bolshevik và Đức Quốc xã nện nhau”.

Giới chức châu Âu và Mỹ không chỉ không sẵn lòng thiết lập quan hệ liên minh với Liên Xô, mà còn tích cực đổ tiền vào nền kinh tế Đức Quốc xã, tạo điều kiện cho bộ máy chiến tranh của phát xít Đức phát triển.

Preparata tiếp tục nêu các chi tiết: Hãng sản xuất vũ khí danh tiếng của Anh, Vickers-Armstrong, đã cung cấp vũ khí hạng nặng cho Berlin, trong khi các công ty Mỹ như Pratt & Whitney, Douglas, Bendix Aviation... cung cấp cho các hãng của Đức như là BMW, Siemens... các bằng sáng chế, bí mật quân sự và các động cơ máy bay tối tân.

Vụ “phản bội” Munich 1938

Biên bản cuối cùng ghi lại trò chơi chính trị này là Thỏa thuận Munich do các cường quốc lớn tại châu Âu (gồm Anh, Đức, Pháp, Italy) (loại trừ Liên Xô và Tiệp Khắc) ký kết vào ngày 30/9/1938.

Thỏa thuận này cho phép nước Đức Quốc xã sáp nhập các khu vực biên giới phía bắc và phía tây của Tiệp Khắc.

Chính các tài liệu lưu trữ của Anh được công bố vào năm 2013 đã phơi bày thực tế khiến phương Tây phải bối rối là nước Anh không chỉ phản bội Tiệp Khắc bằng việc cho phép Hitler xâm lược nước đó mà còn tình nguyện trao gần 9 triệu USD tiền vàng vốn thuộc về Tiệp Khắc cho Đức Quốc xã.

Các thỏi vàng của Tiệp Khắc đã được gửi ngay cho Hitler vào tháng 3/1939 khi y chiếm Praha.

Giám đốc Trung tâm Nga học tại Đại học Nhân văn Moscow và Viện Phân tích Chiến lược Hệ thống - sử gia Andrei Fursov nhấn mạnh: “Vụ phản bội Munich ngày 29-30/9/1938 thực sự đánh dấu điểm bắt đầu .”

Sử gia này dẫn lại lá thư của Churchill (chính trị gia nổi tiếng của Anh) gửi Thiếu tá Ewal von Kleist, thành viên nhóm kháng chiến Đức và là phái viên của Bộ Tổng tham mưu Đức trước khi Hitler “nuốt” Tiệp Khắc: “Tôi chắc rằng việc binh sĩ hoặc máy bay Đức vượt qua biên giới của Tiệp Khắc sẽ mang lại một sự mới mẻ cho chiến tranh thế giới...

Một khi một cuộc chiến như vậy bắt đầu, chúng ta phải tính xem không chỉ những gì có thể xảy ra trong vài tháng đầu mà còn là vị trí của chúng ta sẽ ra sao vào cuối năm thứ 3 hoặc thứ 4 của cuộc chiến tranh”.

Đấy chưa phải là tất cả. Rất khó tin nhưng chính phủ Anh thực sự đã ngăn chặn một âm mưu đảo chính nhằm vào Adolf Hitler vào năm 1938.

Một nhóm sĩ quan cao cấp của quân đội Đức lên kế hoạch bắt giữ Hitler vào thời điểm Quốc trưởng Đức ra lệnh tấn công Tiệp Khắc.

Không thể giải thích được: Chính quyền Anh khi đó không chỉ từ chối giúp đỡ phong trào chống Hitler mà còn làm phá sản các kế hoạch của phong trào này.

Trong bài luận về giai đoạn 1938 này, tác giả Anh Michael McMenamin kể: “Về mặt lịch sử, không có nghi ngờ gì về việc phong trào kháng chiến Đức đã liên tục cảnh báo người Anh về ý đồ của Hitler muốn xâm lược Tiệp Khắc vào tháng 9/1938...

Tuy nhiên, để đáp lại, chính phủ của Thủ tướng Anh khi đó là Chamberlain đã thực hiện mọi bước đi ngoại giao có thể để... phá hoại phe đối lập với Hitler.”


 Từ phải qua trái: Ngoại trưởng Liên Xô Molotov, lãnh tụ Liên Xô Stalin, và Ngoại trưởng Đức Quốc xã Ribbentrop tạo dáng chụp ảnh sau khi ký kết Hiệp ước Xô-Đức không xâm lược lẫn nhau. Ảnh: AP.

 Từ phải qua trái: Ngoại trưởng Liên Xô Molotov, lãnh tụ Liên Xô Stalin, và Ngoại trưởng Đức Quốc xã Ribbentrop tạo dáng chụp ảnh sau khi ký kết Hiệp ước Xô-Đức không xâm lược lẫn nhau. Ảnh: AP.

Trích dẫn các nguồn tài liệu chính thức, tác giả McMenamin viết: “Thay vì công bố việc Hitler xâm lược châu Âu, vào ngày 28/9/1938, ông Chamberlain “đề xuất [với Quốc trưởng Đức] một hội nghị 5 bên giữa Anh, Đức, Tiệp Khắc, Pháp, và Italy, trong đó Chamberlain bảo đảm với Hitler rằng nước Đức có thể “nhận ngay tất cả những thứ thiết yếu mà không phải phát động chiến tranh”.

Tác giả này cho biết thêm, Chamberlain cũng nhắm mắt làm ngơ trước thực tế Đức đã loại bỏ Tiệp Khắc ra khỏi hội nghị này.

Tác giả Menamin nhấn mạnh, sau khi 4 quốc gia còn lại nhất trí chấp nhận việc Đức chiếm vùng Sudetenland của Tiệp Khắc trước bất kỳ một cuộc trưng cầu dân ý nào và cưỡng chế người Tiệp Khắc tuân theo, Chamberlain và Hitler đã ký bản Thỏa thuận Không Xâm lược lẫn nhau giữa Anh và Đức.

Cũng thú vị không kém, Giáo sư Carley thuật lại rằng trong cuộc khủng hoảng Tiệp Khắc, Ba Lan (“nạn nhân” tự xưng của Hiệp ước Molotov-Ribbentrop) yêu cầu rằng nếu “Hitler chuẩn bị chiếm vùng lãnh thổ Sudeten thì Ba Lan cũng phải có phần là khu Teschen (cũng ở Tiệp Khắc).

Nói cách khác, nếu Hitler được gắp khúc thịt, thì người Ba Lan chí ít cũng phải được xơi bìa đậu”.

Và như vậy, cây bút Nga Ekaterina Blinova hỏi xoáy: Ai câu kết với ai đây? Ai mới là kẻ phản bội đây?

Biến Hiệp ước Molotov-Ribbentrop thành ác quỷ

Theo Andrei Fursov, ở Munich 4 nước nói trên đã tạo ra một “dạng khối quân sự tiền thân của NATO” thực sự nhằm chống lại .

Cơ sở công nghiệp của Tiệp Khắc được nhắm tới để hỗ trợ cho việc phát triển sức mạnh quân sự Đức và bảo đảm nước Đức đủ khả năng mở một cuộc chiến tranh lớn chống lại “tụi Bolshevik” ở phía Đông, nhằm mở rộng không gian sinh tồn của dân tộc Đức.

Và giới tinh hoa châu Âu rất khoái ý tưởng về một cuộc chiến như thế, họ mong chờ cuộc chiến này sẽ làm kiệt sức cả Đức và Nga.

Dưới ánh sáng của các sự kiện này, nước cờ duy nhất để phá hoại kế hoạch đó và làm trì hoãn việc thực hiện nó là hoàn tất một hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Liên Xô và Đức, tương tự như các hiệp ước giữa Đức và các nước châu Âu.

Ngoài ra, việc hòa hoãn này còn giúp Liên Xô có thời gian tích trữ các nguồn lực cần thiết để đối phó với một cuộc xâm lược hung tàn không thể tránh khỏi từ phía Tây.

Michael Jabara Carley dẫn lời chính trị gia Winston Churchill (về sau là Thủ tướng Anh) phát biểu vào ngày 1/10/1939 trong một cuộc phỏng vấn với hãng phát thanh quốc gia Anh rằng hành động của Liên Xô “rõ ràng là cần thiết cho sự an toàn của Nga trước hiểm họa Quốc xã”.

Nếu vậy thì tại sao phương Tây hiện nay lại luôn cố gắng vẽ ra một bức tranh ác quỷ về Hiệp ước Không Xâm lược lẫn nhau Xô-Đức?

Giáo sư Carley nhận xét rằng đây là nỗ lực vô vọng của phương Tây muốn tẩy rửa các lỗi lầm nghiêm trọng vào những năm 1930, đó là việc họ không thể (hay không muốn) chặn đứng sự trỗi dậy của nước Đức Quốc xã và thiết lập một liên minh chống Hitler vào đầu thập niên 1930.

Giáo sư Carley nhấn mạnh rằng Hitler khơi mào Thế chiến 2, còn Anh liên tục khước từ các đề xuất của Liên Xô về an ninh tập thể. Ông nói, Anh thậm chí còn ép Pháp làm những điều tương tự./.

(Bài viết thể hiện góc nhìn và các tư liệu của cây bút Nga Ekaterina Blinova.)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
ĐANG HOT

TIN NỔI BẬT SOHA

Thái Lan hé lộ kế hoạch SEA Games, Nguyễn Xuân Son hết cơ hội tranh huy chương vàng?

Thái Lan hé lộ kế hoạch SEA Games, Nguyễn Xuân Son hết cơ hội tranh huy chương vàng?

24/01/2025 18:30

Cơ quan Thể thao Thái Lan (SAT) đang hé lộ về phương án tổ chức các môn thi đấu tại SEA Games 2025.

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại

Top