Hành động của cơ phó máy bay A320 rơi ở Pháp là tự sát hay mưu sát?

Trong lúc các công tố viên và truyền thông còn dè dặt về động cơ thực sự của cơ phó Andreas Lubitz, nhà tâm lý học Bill Schmitz đã có một bài viết nêu ra quan điểm rõ ràng: Đây là một vụ tự sát.

Tự sát lại lên mặt báo lần nữa, nhưng không ai thừa nhận điều đó. Andreas Lubitz đã cố tình đâm máy bay xuống dãy Alps, khiến bản thân anh ta và 149 người khác thiệt mạng.

Các nhà chức trách đã loại bỏ khả năng khủng bố và những động cơ khác trong vụ tai nạn thảm khốc này.

Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều bằng chứng cho thấy đây là một vụ tự sát, một số người vẫn không muốn coi nó là vậy.

Nếu chúng ta muốn tránh những thảm kịch như vụ tai nạn này, chúng tả phải chấp nhận sự thật: đây là một vụ tự sát với tổn thất ngoài dự kiến khổng lồ.

Trong những ngày sắp tới, truyền thông sẽ kêu gọi xem lại những quy tắc trong ngành hàng không và sẽ có nhiều cuộc họp quan trọng nhằm đề phòng những thảm kịch tương tự, đặc biệt là ở Mỹ.

Tuy nhiên, để có thể tìm ra được căn nguyên của vụ việc như vụ tai nạn của máy bay Germanwings, chúng ta phải hiểu rõ hơn và coi tự sát là một căn bệnh nan y của thế giới.

Trái với những gì giám đốc điều hành của hãng Lufthansa, ông Carsten Spohr đã từng phát biểu (“nếu một người tự kết liễu đời mình và khiến 149 người khác thiệt mạng, chúng ta không nên dùng từ “tự sát” trong trường hợp này”), nếu bỏ tự sát khỏi cuộc tranh luận này thì ông sẽ không thể xác định nguồn cơn của sự việc và rất nhiều những vụ mưu sát đã xảy ra trước đây.

Mặc dù có khác về bối cảnh, vụ tự sát của Andreas Lubitz không có nhiều điểm khác biệt so với vụ đánh bom cảm tử vào tuần trước ở Kabul, Afghanistan làm 7 người chết và 36 người bị thương.

Lubitz cũng không khác nhiều so với Adam Lanza, kẻ đã cầm súng giết chết mẹ và 26 người khác, phần lớn là trẻ em, tại Trường Tiểu học Sandy Hook trước khi tự kết liễu đời mình. Tất cả đều là những vụ tự sát với hậu quả nghiêm trọng.

May thay, tự sát là một chủ đề mà các bác sĩ và những người trong ngành sức khỏe tâm lý biết đến và luôn nỗ lực giảm bớt.

Thế nhưng, những khoản tài trợ cho những nghiên cứu liên quan đến tự sát rất ít ỏi so với những loại bệnh khác. Viện Nghiên cứu Sức khỏe Quốc gia Mỹ (NIH) đã chi gấp 3 lần cho bệnh viêm loét đại tràng so với tự sát.

Nếu muốn giảm bớt những vụ mưu sát như thế này, một nỗ lực từ nhiều phía phải hướng về giải pháp chính, đó là những liệu pháp chăm sóc sức khỏe tâm lý nhằm ngặn chặn ai đó tự lấy đi mạng sống của mình.

Ba ngày sau khi thảm kịch máy bay Germanwings xảy ra, Lufthansa và các hãng hàng không Đức khác đã thay đổi chính sách để 2 người luôn có mặt trong khoang lái vào mọi lúc.

Tôi hoàn toàn đồng ý với những sự thay đổi này, nhưng nó không đánh đúng vào nguyên nhân của vụ tai nạn này và không giúp gì nhiều trong việc xác định nguyên nhân và ngăn chặn một sự việc tượng tự xảy ra.

Đây là một vụ tự sát, và cũng là một thảm kịch. Thế giới hoặc là thay đổi vì nó, hoặc là chết.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại