Giải mã các bước đi tiếp theo của Nga ở Trung Đông

Tùng Dương |

Hoạt động quân sự của Nga ở Syria không chỉ giúp Moscow đạt được các mục tiêu trong khu vực mà còn trên phạm vi toàn cầu, giúp định hình về một trận tự thế giới mới.

Theo tờ The National Interest, chiến dịch quân sự của Nga ở Syria đã cho phép Moscow đạt được hai mục tiêu chính trị quan trọng.

Thứ nhất, hành động của Nga không thể bị coi là “cô lập” bởi những gì đang diễn ra ở Trung Đông và Syria cho thấy sự quan tâm của tất cả những người trong cuộc.

Một số trong số họ, chẳng hạn như các phe đối lập Syria và các nước vùng Vịnh, công khai chỉ trích Moscow, nhưng đằng sau hậu trường thể hiện mong muốn tiếp tục tiến hành các cuộc đối thoại. Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong năm 2016.

Thứ hai, Moscow đã đảm bảo rằng giới tinh hoa phương Tây đã thay đổi quan điểm của họ đối với số phận của Tổng thống Syria. Nhiệm vụ cơ bản của phương Tây hiện nay không phải là lật đổ Bashar al-Assad mà là tập trung chiến đấu với khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS).

Theo The National Interest, trong các hoạt động quân sự ở Syria, Moscow rõ ràng là “ngôi sao đang lên” trong các chiến dịch chống IS, và hợp tác với Nga tốt hơn là bỏ qua nó.

Bản thân Moscow hy vọng kết thúc càng sớm càng tốt cuộc xung đột ở Syria, sau đó tập trung giải quyết vấn đề chính trị. Đây là nhiệm vụ cực kỳ khó khan.

Nhiều khả năng, Kremlin sẽ tìm kiếm một giải pháp chính trị cân bằng tại Syria, trong đó thể hiện sự ngang bằng với Mỹ theo nguyên tắc tôn trọng ý kiến của Moscow.

Chiến lược của Nga tại Trung Đông cũng có thể tạo nên những rắc rối không lường trước được, ví dụ như sự suy giảm trong mối quan hệ giữa Saudi Arabia và Iran.

Về vấn đề này, Nga có khả năng đứng ở vị trí trung lập. Tuy nhiên, Moscow lo ngại rằng tình hình sẽ buộc Nga và Mỹ va chạm bởi những quan điểm khác nhau của hai nước đối với khu vực này.

Ngoài ra, IS ở Trung Đông cũng là nguy cơ không dễ gì xóa bỏ ngay được.

Quan hệ giữa Nga với Thổ Nhĩ Kỳ được nhận định sẽ căng thẳng hơn.

Trong khi đó quân hệ giữa Nga và Iran phát triển theo hướng thực dụng. Bởi, nếu lệnh trừng phạt Tehran được gỡ bỏ, Iran có quyền tham gia sâu hơn vào thị trường năng lượng và trở thành “đối thủ” của Nga trong lĩnh vực này. Như vậy, quan hệ Tehran và Moscow “cạnh tranh sẽ được nhiều hơn tình bạn”.

Về quan hệ với Ai Cập, Nga sẽ nỗ lực để cải thiện quan hệ với nước này sau vụ khủng bố tấn công máy bay hành khách Nga ở bán đảo Sinai.

Ai Cập vẫn là một đối tác quan trọng trong khu vực, mà sự ủng hộ của nước này là cần thiết để thúc đẩy các sáng kiến của Nga trong khu vực.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại