Động thái mới của Thổ Nhĩ Kỳ chứng minh Nga có lý, Mỹ "tái mặt"

Hải Võ |

Theo Sputnik News (Nga), Thổ Nhĩ Kỳ vừa từ chối lời yêu cầu của Mỹ là đóng cửa một phần biên giới với Syria giáp khu vực mà phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) kiểm soát.

Tờ Hurriyet Daily News của Thổ Nhĩ Kỳ cho hay, Ankara tuyên bố không thể đóng cửa biên giới và khủng bố IS có thể sẽ tăng cường lực lượng để trả đũa.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu nhấn mạn: "Nếu biên giới bị đóng, Ankara sẽ không thể tiếp nhận những người tị nạn từ Syria được."

Trước đó, Mỹ đã yêu cầu Ankara đóng cửa 98 km đường biên giới với Syria và triển khai thêm lực lượng biên phòng ở khu vực này. Theo đánh giá, việc này cần huy động gần 30.000 binh sĩ và phải dựng các tháp canh mỗi 3 m dọc đường biên.

Ông Davutoglu giải thích rằng Thổ Nhĩ Kỳ không có đủ tiền trang trải cho hoạt động trên và "đòi" Mỹ chi tiền hỗ trợ trước.

Động thái này của Ankara làm dấy lên nghi vấn về ý định thực sự của họ khi xử lý vấn đề "được mô tả là mối đe dọa chung cho tất cả các quốc gia".

Sputnik chỉ ra, việc đóng cửa phần biên giới giáp với khu vực IS kiểm soát ở Syria cũng cản trở hoạt động buôn lậu dầu mà Thổ Nhĩ Kỳ mua từ các nhóm khủng bố.

Gần đây, Moscow cáo buộc Ankara mua dầu phi pháp từ phiến quân Syria và vận chuyển theo 3 tuyến đường qua biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.

Bộ quốc phòng Nga hôm 2/12 cũng công bố bằng chứng việc mua bán và vận chuyển mà họ tố cáo là do Thổ Nhĩ Kỳ thao túng thực hiện, bao gồm hình ảnh hàng loạt xe chở dầu ở gần biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.

Bộ này khẳng định Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và gia đình có dính líu đến việc bán dầu phi pháp.

Theo Sputnik, đại diện Bộ ngoại giao Mỹ cũng từng thừa nhận dầu lậu được "tuồn" từ Syria sang thị trường "chợ đen" ở Thổ Nhĩ Kỳ và đây là lý do họ muốn Ankara đóng cửa biên giới.

Phía Mỹ cũng khẳng định họ không tin có sự liên quan của Tổng thống Erdogan trong vụ việc này. Tuy nhiên, niềm tin của Mỹ có thể không còn kéo dài được thêm một khi Thổ Nhĩ Kỳ còn tiếp tục mở cửa biên giới "đón" dầu lậu như hiện nay.


Hành động của Ankara đang chứng minh tuyên bố của Putin rằng Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ hoạt động buôn lậu dầu với IS là đúng. (Ảnh minh họa: AFP)

Hành động của Ankara đang chứng minh tuyên bố của Putin rằng "Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ hoạt động buôn lậu dầu với IS" là đúng. (Ảnh minh họa: AFP)

Thổ Nhĩ Kỳ-IS thực hiện giao dịch như thế nào?

Tờ Die Presse của Áo cho hay, Ankara đang có nhiều "mối làm ăn" với IS ở các lĩnh vực khác nhau, và dầu mỏ chỉ là "phần nổi" đang được dư luận quốc tế chú ý gần đây.

Cơ chế đằng sau những giao dịch "màu xám" này khá đơn giản.

Theo đó, các nhóm khủng bố kiểm soát nhiều khu vực có dầu mỏ ở Iraq, Syria và đem bán dầu tại Zakho - thành phố ở Iraq của người Kurd, gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.

Các tay trung gian người Thổ, theo Die Presse, sẽ nhận "hàng" có giấy tờ chính thức từ các cuộc đấu giá ở Zakho và chuyển tới các cảng ở Mersin, Ceyhan hay Dortyol của Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo một vài ước lượng mà tờ báo này ghi nhận, IS kiếm được xấp xỉ 500 triệu USD từ đầu năm 2015 nhờ xuất khẩu dầu lậu. Các nhóm vũ trang được cho là đạt sản lượng 50.000 thùng dầu/ngày.

Tuy nhiên, Zakho không phải là điểm trung chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ duy nhất của dầu phi pháp.

Theo Die Presse, khủng bố kiểm soát gần 100 km đường biên giới giữa các thị trấn Jarabulus và Kilis, phía Bắc Syria và lợi dụng khu vực này để buôn lậu vũ khí, tiền tệ, đồ cổ và lương thực...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại