Thực tế, chiến dịch tranh cử đã diễn ra từ hơn một năm trước cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ. Sau khi công bố tham gia tranh cử, các chính trị gia cần lập bản thông cáo vận động tranh cử, trong đó có thông cáo về chính sách đối ngoại.
Tờ “Lenta.ru” cùng với hãng tin “Chính sách đối ngoại” đã cố gắng phân loại người cố vấn cho các ứng cử viên tranh chức tổng thống Mỹ và những vấn đề mà họ có thể đưa ra lời khuyên.
Từ trước đến nay, người Mỹ ít quan tâm đến các vấn đề quốc tế hơn các vấn đề trong nước. Tuy nhiên, điều này trở thành ngoại lệ đối với cuộc chạy đua tranh chức Tổng thống khởi động từ vài tháng trước.
Trở lại vào tháng Hai, khi cuộc thăm dò dư luận cho thấy kết quả đáng ngạc nhiên: đa số người dân Mỹ (41%) khẳng định rằng, chiến dịch tranh cử năm 2016 sẽ tập trung vào chính sách đối ngoại.
Điều này có thể được lý giải bởi một vài yếu tố. Việc chính quyền hiện tại không coi trọng chính sách đối ngoại đang là mục tiêu dẫn đến những chỉ trích.
Tai tiếng từ những bất đồng giữa Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng về hành động của Mỹ trên trường quốc tế đang thu hút sự chú ý của các cử tri.
Cuối cùng là sự tham gia ứng cử của cựu Bộ trưởng ngoại giao Hillary Clinton đã không cho các đối thủ của bà có lựa chọn nào khác, ngoài việc ngồi vào bản đồ địa lý và lựa chọn cho mình các cố vấn bậc thầy về chính sách đối ngoại.
Trong số những người đứng đầu trong cuộc chạy đua của Đảng Cộng hòa, chỉ có Marco Rubio là người đáng tự hào bởi kinh nghiệm đối ngoại của mình.
Từ năm 2011, Thượng nghị sỹ trẻ tuổi đến từ bang Florida đã tham gia Ủy ban đối ngoại và tình báo Mỹ.
Theo chính ứng cử viên này, ông “có thể truy cập vào thông tin bảo mật mà chỉ có chính quyền Mỹ mới có”. Ngoài ra, trong thời gian này ông đã thực hiện 15 chuyến công du nước ngoài và gặp gỡ với lãnh đạo các nước.
Trong thời gian giữ chức trưởng ban đối ngoại, đảng viên Đảng Dân chủ John Kerry đã đào tạo kiến thức ban đầu về chính sách đối ngoại cho đảng viên Đảng Cộng hòa Rubio.
Sau đó Jamie Fly đã thay thế ông trong vai trò này. Cựu cố vấn chính quyền thời George W. Bush nổi tiếng như là một trong những người sáng lập Trung tâm tân bảo thủ “Sáng kiến chính sách đối ngoại”.
Trung tâm này có nhiệm vụ duy trì truyền thống bảo vệ tích cực các lợi ích của Mỹ trên trường quốc tế, được cam kết trong những năm George W. Bush nắm quyền. Điều thú vị là Rubio – một người Mỹ gốc Cuba lại có thái độ rất tiêu cực trong mối quan hệ với Havana.
Jeb Bush, cựu thống đốc bang Florida có thể là người không có nhiều kinh nghiệm trong chính sách đối ngoại, nhưng có cả một đội quân hùng hậu những người ủng hộ ông.
Trong tháng hai ông đã công bố danh sách dài các cố vấn của mình về chính sách đối ngoại, trong đó có những người thuộc phe tân bảo thủ là vây cánh của cha ông, tổng thống thứ 41 của Mỹ - George H. W. Bush (cha), anh trai ông, tổng thống thứ 43 của Mỹ - George W. Bush và đảng viên Đảng Cộng hòa, tổng thống thứ 40 của Mỹ - Ronald Reagan.
Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) Porter Goss và Michael Hayden – cựu Ngoại trưởng James Baker (người từng giữ vị trí này trong thời kỳ Liên Xô tan rã), cựu cố vấn an ninh quốc gia Stephen Hadley, bộ trưởng an ninh quốc gia đầu tiên trong lịch sử Mỹ - Tom Ridge, chủ tịch Ngân hàng thế giới Robert Zoellick và người kế nhiệm Paul Wolfowitz. Paul Wolfowitz là người đã tạo nên học thuyết: Bằng mọi giá, phải ngăn cản không cho bất cứ quốc gia nào trở thành cường quốc đối thủ của Mỹ.
Trong bối cảnh đó, các nhà phân tích cho rằng, những cố vấn này có thể làm hại Jeb Bush.
Thứ nhất, danh sách này ngay lập tức vướng phải nghi ngờ rằng, thông cáo của ông có phải là "chính chủ" hay không, hoặc các quan điểm của ông "được hình thành dưới sự ảnh hưởng của những suy nghĩ và kinh nghiệm của cá nhân khác".
Thứ hai, hiện nay đội của ông Bush vướng phải một nhiệm vụ khó khăn: nếu không chối bỏ các di sản chính trị phong phú của gia đình thì ông phải từ bỏ chiến dịch tại Iraq của anh trai mình mà đa số người Mỹ cho rằng đó là sai lầm trong chính sách đối ngoại.
Không chịu thua kém những người đồng đảng với mình, thống đốc bang Wisconsin Scott Walker cũng đang nỗ lực trong chiến dịch vận động tranh cử.
Trước đây ông chưa từng có công việc liên quan đến chính sách đối ngoại, nên ông chưa bao giờ rơi vào các tình huống khó xử trong các chuyến công du nước ngoài của mình.
Trong một cuộc trò chuyện cá nhân, thủ tướng David Cameron đã nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của ông Barack Obama. Nhưng điều này không hề dẫn đến một vụ bê bối ngoại giao nào.
Tuy vậy, mỗi ngày ông Walker đều cố gắng sửa sai. Tại trụ sở của mình, ông thậm chí đã hình thành một thói quen: mỗi buổi sáng ông đều nhận được một bản tin tình hình thế giới hàng ngày chi tiết như bản báo cáo dành cho tổng thống.
Những người khác cũng làm việc với bản báo cáo này, như Mike Gallagher – chuyên gia về các vấn đề Trung Đông, đã tham gia hoạt động tình báo trong thời gian phục vụ tại Iraq, Dan Vazhdich – thành viên tiểu ban Thượng viện về các vấn đề Châu Âu và Nga và Reagan Thompson – phụ trách mảng châu Á.
Mặc dù đã đạt được một số bước tiến, nhưng hiện nay trong các bài phát biểu của mình, Walker cố tránh những chi tiết với cách diễn đạt mơ hồ có thể làm thỏa mãn cử tri Đảng Cộng hòa kiểu mẫu.
Do đó, trong chuyến thăm trong nước gần nhất, ông hứa từ bỏ thỏa thuận với Iran, đẩy mạnh áp lực lên Nga và Trung Quốc, tăng cường chi phí quốc phòng. “Mỹ cần có một chính sách đối ngoại cho phép “kề dao vào cổ” kẻ địch”, - ông Walker kết luận.
Dù cho những khẩu hiệu đối ngoại của các ứng cử viên trên có mạnh mẽ đến đâu cũng không thể so sánh với những gì ông Donald Trump – một doanh nhân, một tỷ phú, một bầu sô đã nói và thật đáng ngạc nhiên, ông đang là người dẫn đầu cuộc đua của Đảng Cộng hòa.
Theo Donald Trump, tất cả những người nhập cư từ Mexico đều là những kẻ tội phạm và hiếp dâm, phải được cách ly khỏi đất nước này bởi một bức tường bê tông.
“Nhà nước Hồi giáo” chỉ xây khách sạn tại Syria và lấy đi dầu của Iraq, thứ đáng ra nên thuộc về người Mỹ. Trên trường quốc tế, ông Barack Obama yếu kém đến mức không thể có được sự tôn trọng của Vladimir Putin.
Chính phủ Mỹ vẫn không thể đi đến ký kết một thỏa thuận nào với Trung Quốc về các điều khoản có lợi cho mình. Sau những luận điểm này, không chỉ nhiều đối tác kinh doanh, mà còn nhiều đảng viên đảng Cộng hòa đã quay lưng lại với ông.
Tờ New York Times đã cố gắng tìm ra người cố vấn cho Donald Trump về các vấn đề trong chính sách đối ngoại và kết luận rằng, tên của người cố vấn này là Donald Trump!
Không giống như những ứng cử viên khác, xung quanh có vô số người cố vấn, ông Trump chỉ có một đội bình thường là các nhà quản lý kiểm soát đế chế toàn cầu của ông.
Donald Trump cho biết, ông đã dành gần 50% thời gian của mình vào chiến dịch vận động tranh cử và không nhìn thấy bất kỳ mục tiêu nào khi đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề đối ngoại, bởi vì “tình hình thế giới đang thay đổi từng ngày”.
Hầu như một mình bà Hillary Clinton phải đối đầu với toàn bộ đội quân "hiếu chiến" này.
Sau khi tham gia cuộc đua tranh cử, bà phải đập tan sự công kích của những người phản đối lên án rằng, những gì bà đã làm khiến Mỹ sa lầy ở Trung Đông, không thể tạo ra một kế hoạch hành động rõ ràng trong mối quan hệ với Nga, làm ngơ để Trung Quốc lộng hành, đánh mất niềm tin nơi các đối tác châu Âu và không thể không kể đến cuộc tấn công vào đại sứ quán Mỹ tại Tripoli.
Đội của bà Clinton bao gồm chủ yếu là các đồng sự của chồng bà và các đồng nghiệp cũ của bà tại Bộ ngoại giao. Người thân cận của bà về các vấn đề quan hệ quốc tế là Jake Sullivan.
này đã tham gia tích cực vào các cuộc đàm phán về vấn đề Iran. Bất chấp mọi nỗ lực nhằm né tránh chính sách đối ngoại không được lòng dân của chính quyền hiện tại, Hillary Clinton vẫn không đưa ra những thay đổi căn bản nào.
Bởi vì chính bà đang đứng tại đầu “ngã rẽ châu Á” khi cuộc đối thoại với Tehran đã bắt đầu.
Đối thủ cạnh tranh gần nhất với bà Hillary trong cuộc chiến bổ nhiệm đến từ đảng Dân chủ là Thượng nghị sỹ Bernie Sanders từ tiểu bang Vermont.
Cố vấn chính trị của ông là Tad Devine, người từng tham gia vào chiến dịch tranh cử của Al Gore năm 2000 và John Kerry vào năm 2004. Sanders là người đã nhiều năm sống tại Washington, tự nhận mình là “người chủ nghĩa xã hội dân chủ”.
Những người xung quanh ông không nói về quan điểm trong chính sách đối ngoại của ông nhiều như câu chuyện bỏ phiếu của ông tại Quốc hội.
Ông luôn phản đối việc triển khai quân đội Mỹ tại nước ngoài, không ủng hộ việc mở rộng quyền hạn của cơ quan tình báo, đưa ra ý kiến cắt giảm chi phí quốc phòng và khẳng định rằng, việc ký kết các thỏa thuận thương mại quốc tế quy mô lớn sẽ làm gia tăng tỷ lệ người thất nghiệp tại Mỹ.
Dù sao đi nữa, chúng ta không nên quên rằng, các bản thông cáo về chính sách đối ngoại tuyệt vời nhất cũng chỉ là một phần của chiến dịch tranh cử, còn sau khi đã vào được Nhà Trắng thì các chính trị gia thường thay đổi giọng điệu ôn hòa hơn.
Trong cuốn sách “Cuộc chiến của Obama”, khi mô tả những khó khăn mà Tổng thống mới mắc phải khi thực hiện những lời hứa của mình trong chiến dịch tranh cử, Bob Woodward nhấn mạnh:
“Toàn bộ chiến dịch của Obama tập trung vào việc bác bỏ những ý tưởng và cách thức tiếp cận của Tổng thống Bush.
Nhưng, có lẽ ông đã đánh giá thấp những khuynh hướng cố hữu của cựu Tổng thống, trong đó ông được bao bọc bởi một hệ thống, những con người và tư tưởng chung đã được mài giũa để chiến đấu”.