Điều gì còn thiếu trong các tin "giật mình" về Trung Quốc?

Tuệ Minh |

Trong hơn một tháng qua, có rất nhiều thông tin xung quanh câu chuyện Trung Quốc. Sự bay hơi của thị trường chứng khoán, phá giá đồng nhân dân tệ và vụ nổ kho hóa chất ở Thiên Tân, tất cả đều khiến cho nhiều người cảm thấy hoang mang.

Những sự kiện này đều để lại những hậu quả thực tế, trước tiên là cho người dân Trung Quốc.

Theo lời kêu gọi của chính phủ Bắc Kinh, hàng triệu người Trung Quốc đặt vận may và tiền bạc của mình vào thị trường bất động sản nhưng trên thị trường chứng khoán, những người không may mắn đã cược tài sản đất đai của mình để đầu tư vào đây giờ đang tuyệt vọng ngóng tin tốt.

Vụ nổ kho hàng hóa chất tại Thiên Tân đã khiến 121 người Trung Quốc thiệt mạng, hơn 700 người bị thương và hơn 50 người đến nay vẫn mất tích.

Trên thế giới, việc đồng nhân dân tệ bị điều chỉnh tỷ giá thấp đã khiến các ngân hàng trung ương ở châu Âu và Mỹ phải lao đao điều chỉnh lại tỷ giá hối đoái và khiến cho thị trường châu Á cũng như Mỹ tụt dốc.

Những sự kiện như vậy ở bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới đều nhận được sự chú ý đặc biệt của quốc tế. Thế nhưng, trong trường hợp của Bắc Kinh, những tin tức này phần nào bị hạn chế bởi ba yếu tố mang tính quyết định.

Thứ nhất, là tính minh bạch. Việc thiếu đi sự minh bạch ở Trung Quốc là thách thức đối với cộng đồng quốc tế khi muốn hiểu rõ chuyện gì đang diễn ra ở đây.

Ví dụ, động cơ nào ẩn sau việc phá giá đồng nhân dân tệ?

Đây có phải là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy cải cách kinh tế bằng cách giúp đồng tiền thích ứng tốt hơn với thị trường hay không?

Đây có phải là nỗ lực để thuyết phục Qũy Tiền tệ quốc tế IMF rằng đồng nhân dân tệ cần trở thành một phần trong “giỏ” tiền của tổ chức này trước khi Bắc Kinh phải chờ thêm 5 năm nữa để IMF cân nhắc hay không?

Đây có phải là nỗ lực để thúc đẩy số lượng xuất khẩu đang sụt giảm của nước này hay không? Hay biện pháp này bao gồm cả ba ẩn ý trên?

Thứ hai là bối cảnh. Mặc dù số lượng người thiệt mạng trong vụ nổ Thiên Tân có thể coi là một thảm họa thì đó cũng không phải là một điều quá ngạc nhiên ở đây.

Các hành xử của Trung Quốc, bao gồm hệ thống đánh giá tác động đến môi trường có dấu hiệu tham nhũng khi cho phép đặt các nhà máy hóa chất độc hại quá gần khu dân cư; sự thiếu hiểu biết về những vật liệu nguy hiểm chứa trong kho hàng; sự nhiệt tình giúp đỡ các nạn nhân của người Trung Quốc và việc chính phủ Bắc Kinh quá tập trung vào việc quy trách nhiệm cũng như chặn các thông tin và bình luận trên mạng internet, tất cả những điều này thường lặp lại mỗi khi có sự việc nào nghiêm trọng xảy ra.

Thứ ba là triển vọng. Các nhà quan sát cho rằng, những câu chuyện xoay quanh Trung Quốc thường thiếu một chút tầm nhìn tương lai.

Giới truyền thông, cũng như các nhà phân tích Trung Quốc và cả những người xem truyền hình, thường chỉ nghe thấy những tuyên bố sáo rỗng và thiếu tính dự đoán. Ví dụ như thị trường chứng khoán Trung Quốc cuối năm 2014, đầu năm 2015 đang trên đà tăng trưởng.

Tại thời điểm đó, trong rất nhiều lời khen ngợi, ca tụng và phấn khởi về chiến thắng của thị trường, cũng xuất hiện một số ít những cảnh báo không mấy sáng sủa.

Khi đó, tờ The Economist, đã cho ra đời bài báo “Khi siêu bò tót giận dữ”, trong đó tập trung tới 95% vào sự hào hứng của thị trường chứng khoán trên đà khởi sắc, và chỉ có 5% còn lại ở cuối bài có đề cập đến một số điểm yếu có khả năng xảy ra khi thị trường tăng trưởng phi mã.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại