Cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ đã ngã ngũ sau khi đảng Cộng hòa giành chiến thắng ngoạn mục trước đảng Dân chủ ở Thượng viện trong khi vẫn nắm đa số ghế ở Hạ viện. Như vậy, trong vòng 8 năm tới, đảng Cộng hòa này sẽ kiểm soát hoàn toàn lưỡng viện ở Mỹ.
Nhiều nhà bình luận đánh giá, chiến thắng này không chỉ có ý nghĩa với đảng Cộng hòa mà còn là dấu mốc quan trọng đối với cả Ukraine. Lý do là, nhiều nghị sĩ Cộng hòa có xu hướng ủng hộ việc hỗ trợ Kiev vũ khí sát thương chứ không chỉ chủ trương thúc đẩy các cuộc đàm phán và các áp đặt trừng phạt khắc nghiệt nhắm vào Nga như các nghị sĩ đảng Dân chủ.
Giám đốc viện Chính sách Đối ngoại của Học viện Ngoại giao Ukraine, ông Hryhoriy Perepelytsa cho rằng, đảng Cộng hòa đang theo đuổi các chính sách thực tế hơn, đặc biệt là trong quan hệ với Nga. Trong khi trên thực tế, Tổng thống Obama thường có xu hướng không muốn làm trầm trọng cuộc đối đầu với Nga và thường xem Moscow như là một đối tác tiềm năng trong việc giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu".
Cố vấn cho Thứ trưởng ủy ban An ninh và Quốc phòng Ukraine ông Oleksandr Ptekhin nhận định: "Chiến thắng của đảng Cộng hòa ở Quốc hội Mỹ sẽ giúp củng cố vững chắc vị trí của Ukraine nhất là liên quan đến các vấn đề cung cấp vũ khí và trang thiết bị quân sự".
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mitch McConnell và vợ trong niềm vui chiến thắng. Ông McConnell vừa trở thành lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ sau cuộc bầu cử giữa kỳ.
Trước đó, hôm 4.11, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa ông Jim Inhof cũng tuyên bố, Mỹ sẽ cung cấp vũ khí cho Ukraine trong thời gian tới. Một bản danh sách các vũ khí phòng thủ đã được quốc hội nước này chấp thuận nhưng vẫ chưa được tiết lộ chi tiết.
Theo thượng nghị sĩ này, vấn đề trên sẽ đượcc Thượng viện tiếp tục thảo luận trong phiên làm việc vào ngày 12.11 tới và quá trình chuyển giao vũ khí có thể mất từ 4-5 ngày cho đến nửa tháng.
Tuy nhiên, các chuyên gia quốc tế nhận định, sự thay đổi về chính sách của Mỹ đối với Ukraine sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều.
Ông Hryhoriy Perepelytsa nhận xét: "Chiến thắng của đảng Cộng hòa vốn đã được dự đoán trước. Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa đảng Cộng hòa sẽ có toàn quyền quyết định mọi chuyện ở Quốc hội".
Ông này bình luận thêm: "Người nắm quyền quyết định trong chính sách đối ngoại vẫn tổng thống. Bởi vậy, một khi Tổng thống Obama vẫn nắm giữ vai trò quan trọng ở Thượng viện, Ukraine đừng mong sớm có sự thay đổi mạnh mẽ nào trong quan điểm của Mỹ về vấn đề viện trợ cho Ukraine.
Đồng quan điểm, ông Oleksandr Ptekhin cũng cho rằng: "Chính sách của Mỹ đối với Ukraine chỉ có thể thay đổi chỉ sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2016".