Tổng thống Pháp Francois Hollande tỏ ý rằng ông muốn lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga phải được dỡ bỏ ngay nếu việc giải quyết cuộc xung đột Ukraine có tiến triển.
Ông Hollande cho biết Tổng thống Putin đã cam đoan với Pháp rằng "không muốn thôn tính miền đông Ukraine”.
Điều ông Hollande nói trái ngược với các tuyên bố từ bên kia Đại Tây Dương.
"Các biện pháp trừng phạt phải được dỡ bỏ nếu (giải quyết khủng hoảng Ukraine) có tiến bộ. Nếu không có tiến bộ, các lệnh trừng phạt sẽ tiếp tục duy trì", ông Hollande nói trên RFI.
Tổng thống Pháp khẳng định hội nghị thượng đỉnh Pháp-Đức-Nga-Ukraine sẽ được tổ chức tại Astana, Kazakhstan, vào ngày 15.1, tập trung vào cuộc xung đột Ukraine.
Lời tuyên bố của điện Elysee cho thấy ông Hollande đã sẵn sàng rủ thủ tướng Đức Angela Merkel cùng tạo áp lực để phá bỏ lệnh trừng phạt chống Nga khi họ gặp nhau tại Kazakhstan tới đây.
Nếu chỉ mình Pháp hay Đức lên tiếng đơn lẻ thì giống như một bàn tay chưa thể tạo thành tiếng vang nhưng khi hai đầu tàu cùng lên tiếng thì mọi thứ sẽ khác.
Trước đó, Phó thủ tướng Đức Sigmar Gabriel kiêm lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội (SPD) – liên minh thành lập chính phủ với đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo Đức (CDU) của bà Markel cũng đã cảnh báo chống lại việc gia tăng lệnh trừng phạt với Nga chỉ lợi bất cập hại.
Sigmar Gabriel - một chính trị gia trung tả như ông Hollande - cho biết các biện pháp trừng phạt vốn để buộc Nga giải quyết khủng hoảng Ukraine.
Thế nhưng, một số "lực lượng" ở châu Âu (ảm chỉ Anh) và Mỹ muốn dùng trừng phạt để làm tê liệt Nga, và đó sẽ là "nguy cơ một cuộc xung đột lớn".
"Chúng tôi muốn giúp đỡ giải quyết xung đột Ukraine, nhưng không phải đẩy Nga vào thế phải khuỵu đầu gối", ông nói với tờ báo Bild.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walther Steinmeier, người đảng SPD, cũng cảnh báo rằng gây tổn hại lâu dài cho nền kinh tế Nga có thể tạo phản ứng xấu.
"Bất cứ ai tin rằng buộc Nga quỳ gối bằng các đòn kinh tế đều là sai lầm và sẽ dẫn đến khủng hoảng an ninh ở châu Âu", ông Steinmeier tuyên bố trên tạp chí Spiegel vài ngày trước.
Người Đức đang nghĩ rằng Mỹ - Anh chống Nga cũng tranh thủ phá luôn kinh tế Đức và họ không muốn theo Mỹ để tự bắn vào chân mình.
Đã đến lúc phải giúp Nga và cũng là tự giúp mình.