Chuyên gia TQ: Vấn đề Ukraine không gây tổn hại quan hệ Trung-Nga

Trong bài diễn văn nhân dịp Crimea sáp nhập Nga, Tổng thống Vladimir Putin đã cảm ơn Trung Quốc về sự ủng hộ dành cho Nga trong vấn đề này.

Các chuyên gia và phương tiện truyền thông của phương Tây quả quyết rằng, dường như Bắc Kinh không ủng hộ các hành động của Nga.

Dưới đây là quan điểm của Chủ tịch Học viện Quan hệ Quốc tế đương đại Trung Quốc Ji Zhiye về lập trường của Trung Quốc tại Hội thảo với chủ đề "Quan hệ Nga - Trung Quốc: tình hình hiện nay và triển vọng phát triển" tại Moscow.

Quan điểm này được tờ Tiếng nói nước Nga đăng tải.

Tôi nghĩ rằng, tình hình ở Ukraine vào thời điểm này có thể được đánh giá như sau: hoặc là nước này chưa hoàn thành quá trình thành lập chế độ nhà nước, hoặc là các bên chưa đạt được sự đồng thuận về định hướng phát triển Ukraine. Còn một số lực lượng ở phương Tây đã lợi dụng sự thiếu đồng thuận nội bộ và sự chia rẽ trong xã hội Ukraine.

Trong cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Ukraine nên chú ý sự đến một số vấn đề mới: đầu tiên – đã có những vụ đổ máu, thứ hai - trong diễn biến sự kiện này Hoa Kỳ đã hành động tích cực hơn so với Liên minh châu Âu. Vấn đề thứ ba là, Tổng thống Viktor Yanukovych đã thể hiện mình không tốt đẹp vào lúc bị bãi nhiệm. Kết quả là, tình hình ở Ukraine đang trở thành hỗn loạn và khó hiểu.

Theo tôi, chiến thuật "hỗn loạn có quản lý" hay "xung đột có quản lý" mà phương Tây và cụ thể là Mỹ sử dụng ở Ukraine dẫn đến việc xuất hiện tình hình hỗn loạn ở một số khu vực, gây ra những trở ngại đáng kể cho việc bình thường hóa quan hệ giữa Nga và Liên minh châu Âu. Hơn nữa, chiến thuật này ở mức độ nào đó đã tạo ra thách thức mới cho sự phát triển của mối quan hệ Trung- Nga. Vì vậy, các chuyên gia và các nhà phân tích phải thấy rõ các vấn đề được phản ánh trong diễn biến tình hình ở Ukraine.

Trên thực tế, những gì đang xảy ra ở Ukraine, một vùng của Liên Xô cũ, đang diễn ra cả trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Ví dụ, nhiều chuyên gia cho rằng, căng thẳng trong quan hệ Trung-Nhật chỉ phản ánh cuộc xung đột xung quanh quần đảo tranh chấp. Tuy nhiên, trên thực tế tình hình không phải như vậy: đứng đằng sau Nhật Bản là những người thúc đẩy nước đồng minh của họ gây sự căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc.

Vấn đề là ở chỗ: sau cuộc khủng hoảng tài chính, ảnh hưởng của Mỹ trên trường quốc tế đã giảm đi và Washington đã giảm phần nào sự quan tâm đến các vấn đề quốc tế. Mỹ phải khôi phục lại khả năng giải quyết nhiều vấn đề nội bộ, do đó, họ trút gánh nặng giải quyết nhiều vấn đề quốc tế cho đồng minh.

Tuy nhiên, dù các đồng minh chấp nhận chiến lược của Mỹ nhưng không nhất thiết phải hành động hoàn toàn phù hợp với ý muốn của Hoa Kỳ. Kết quả là, đã xuất hiện nhiều xung đột và mâu thuẫn ở những khu vực khác nhau.

Theo tôi, nếu chú ý đến khái niệm này, thì có thể thấy rằng, những gì đang xảy ra ở Ukraine không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tôi nghĩ rằng, tình hình ở Ukraine vẫn có thể được kiểm soát, nhưng tình trạng này có thể gây ra những khó khăn và mâu thuẫn trong sự phát triển bình thường của quan hệ Nga-EU và thậm chí cả sự phát triển của mối quan hệ Trung- Nga. Tình hình này sẽ ảnh hưởng mạnh nhất đến qúa trình bình thường hóa quan hệ Nga - Mỹ. Vì vậy, tôi cho rằng, diễn biến sự kiện chủ yếu phụ thuộc vào nhân dân Ukraine và các nước láng giềng. Liệu người dân Ukraine có đủ sự thông thái và sức mạnh để giải quyết vấn đề này, liệu các nước láng giềng duy trì thái độ bình tĩnh và hợp lý khi phản ứng với tình trạng này”.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại