Chuyên gia Nga: Thổ Nhĩ Kỳ và nguy cơ đảo chính

Hoàng Hải |

Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đối mặt với nhiều mối nguy cùng lúc đến từ sự chia rẽ về chính trị-xã hội, sự suy thoái kinh tế, sự leo thang căng thẳng cả ở trong và ngoài nước.

Tờ Lenta của Nga ngày 11/3 dẫn lời Giáo sư Paul Shlikov của Viện châu Á và châu Phi thuộc Đại học Lomonosov cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang lâm vào một tình huống vô cùng khó khăn là phải đối mặt với nhiều mối nguy cùng lúc đến từ sự chia rẽ về chính trị-xã hội, sự suy thoái kinh tế, sự leo thang căng thẳng cả ở trong và ngoài nước.

Không giống như sự bất ổn chính trị và kinh tế xảy ra trong những năm 1970 và 1990, cuộc khủng hoảng hiện nay ở Thổ Nhĩ Kỳ phần lớn là kết quả của các cuộc xung đột giữa chính sách đối nội và đối ngoại thực dụng của Ankara mà các nhà lãnh đạo nước này gần đây theo đuổi.

Cuộc khủng hoảng hiện nay ở Thổ Nhĩ Kỳ phần lớn là kết quả của các cuộc xung đột giữa chính sách đối nội và đối ngoại thực dụng của Ankara. Ảnh Lenta
Cuộc khủng hoảng hiện nay ở Thổ Nhĩ Kỳ phần lớn là kết quả của các cuộc xung đột giữa chính sách đối nội và đối ngoại thực dụng của Ankara. Ảnh Lenta

Theo ông, việc quân đội can thiệp mạnh mẽ trong tiến trình chính trị là một trong những đặc điểm của lịch sử gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này làm tăng khả năng dẫn tới đảo chính quân sự tại quốc gia này.

Giáo sư Shlikov cho biết, ba yếu tố chính có thể dẫn tới một cuộc đảo chính quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ đều đang hiện diện gồm: sự gia tăng cuộc khủng hoảng chính trị trong nước, sự gia tăng các mối đe dọa bên ngoài và sự tác động mạnh mẽ tới vấn đề người Kurd.

Sau sự sụp đổ của tiến trình hòa bình với các nhà lãnh đạo người Kurd Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã buộc phải thực hiện một liên minh chiến thuật với tầng lớp ưu tú của quân đội, lực lượng mà ông đã chủ động khắc chế trong năm 2007-2008.

Điều này thể hiện rõ ràng thông qua việc chính phủ hỗ trợ quân đội trong quá trình càn quét khu vực đông nam đất nước, nơi có chủ yếu người Kurd sinh sống, vào mùa xuân năm 2015. Bên cạnh đó, ông cũng mở đường cho sự can thiệp chính trị khác của quân đội.

Tất nhiên, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vẫn giữ vị trí là tổ chức chính trị mạnh mẽ nhất của đất nước, nhưng nó không chắc nó một lần nữa (như trong năm 1960, 1971 và 1980) sẽ quyết định một cuộc đảo chính quân sự.

Quân đội không có niềm tin và sự hỗ trợ từ xã hội Thổ Nhĩ Kỳ. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại đóng vai trò như một đối trọng với nguyện vọng chính sách đối ngoại nguy hiểm Erdogan.

Vấn đề người Kurd đã âm ỉ cháy trong hơn 30 năm qua tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ước tính có khoảng 15-20 triệu người Kurd sinh sống ở Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm 15% dân số.

Về chính trị, người Kurd ở Thỗ Nhì Kỳ được chia thành 3 nhóm: nhóm ủng chủ nghĩa dân tộc của đảng Công nhân người Kurd (PKK) - nhóm ủng hộ một cuộc đấu tranh vũ trang chống lại chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ; người Kurd Alawites hỗ trợ các ý tưởng cánh tả và xã hội dân chủ của đảng Nhân dân Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ; số còn lại gồm hơn 50 phần trăm người Kurd Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ lòng trung thành với Erdogan và sự phát triển của đảng (AKP).

Sự hỗ trợ của phần lớn người Kurd rất hữu ích đối với các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ vì nó giúp họ có thể hòa nhập vào hệ thống chính trị và xã hội của đất nước này.

Nhưng cuộc chiến Syria và sự xuất hiện của IS đã làm thay đổi tất cả. Nhiều người Kurd bắt đầu thay đổi cách nghĩ và tin rằng họ có thể có một nhà nước riêng.

Sau khi Ankara quyết định không cung cấp hỗ trợ cho người Kurd bị IS vây hãm ở Syria, nhiều người Kurd vốn ủng hộ ông Erdogan bắt đầu thay đổi suy nghĩ.

Sự thất vọng gia tăng khi các cuộc đàm phán hòa bình giữa chính phủ với người Kurd đối lập bị đổ bể và Ankara quay trở lại với các biện pháp quân sự trong việc giải quyết vấn đề người Kurd.

Một yếu tố quan trọng nữa làm gia tăng bất ổn tại Thổ Nhĩ Kỳ đến từ khu vực biên giới bất ổn và bị xé nát bởi cuộc chiến ở Syria.

Lượng lớn người tị nạn và gồm những kẻ khủng bố ồ ạt tràn vào Thổ Nhĩ Kỳ qua con đường này. Những mối đe dọa đối với an ninh quốc gia tăng một cách đáng kinh ngạc.

Lý do khiến Ankara vẫn chưa can thiệp vào cuộc xung đột ở Syria, theo Giáo sư Shlikov, là do không thể cung cấp sự yểm trợ trên không cho lực lượng mặt đất. Bầu trời Syria hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của Nga và chắc chắn Moscow không cho phép Ankara sử dụng nó.

Một yếu tố quan trọng nữa làm gia tăng bất ổn tại Thổ Nhĩ Kỳ đến từ khu vực biên giới bất ổn và bị xé nát bởi cuộc chiến ở Syria.
Một yếu tố quan trọng nữa làm gia tăng bất ổn tại Thổ Nhĩ Kỳ đến từ khu vực biên giới bất ổn và bị xé nát bởi cuộc chiến ở Syria.

Thứ hai, việc Ankara triển khai binh sĩ tới Syria sẽ gây ra một biến cố ngoại giao nghiêm trọng. Có thể nó sẽ nhận được sự ủng hộ của các nước vùng Vịnh, nhưng không thể khiến Mỹ và phương Tây, đặc biệt là Nga, hài lòng.

Ngoài ra, một khi tham chiến ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải chiến đấu trên nhiều mặt trận: với lực lượng ủng hộ chính phủ Syria, tổ chức khủng IS, phe đối lập Syria và người Kurd. Không có gì đảm bảo rằng Ankara có thể thắng trong cuộc chiến phức tạp này.

Thứ ba, khi đưa quân tới Syria, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể kiểm soát chặt chẽ được các phần đất ở đông nam, nơi người Kurd sinh sống mà Ankara vẫn lo ngại về một cuộc ly khai.

Trong những năm đầu khi lên nắm quyền, ông Erdogan đã đưa ra vô số cải cách kinh tế và chính trị nhằm đưa Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần Liên minh châu Âu hơn nữa. Nhưng sau đó, đặc biệt là sau cuộc cải cách hiến pháp năm 2010, tất cả các thành tựu trước đó đã bị lung lay.

Bây giờ, Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đứng ở ngã tư đường. Một là sẽ trôi dạt về phía một nhà nước cộng hòa. Hai là sẽ tiếp tục phát triển như một nhà nước tự do dân chủ kiểu châu Âu.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ đi theo con đường nào đều phụ thuộc vào tính cách của nhà lãnh đạo của nó.

Theo Hiến pháp hiện hành, người đứng đầu và lãnh đạo nhà nước chính thức là chủ tịch đảng cầm quyền AKP Ahmet Davotoglu, nhưng trên thực tế tất cả các quyền lực tập trung trong tay của Tổng thống Erdogan.

Sau sự cố bắn rơi Su-24 của Nga, mối quan hệ giữa Ankara và Moscow không chỉ xấu đi mà còn trở thành thù địch công khai. Trong ngắn hạn sẽ không thể mong đợi bất kỳ một sự cải thiện mạnh mẽ nào, Giáo sư Shlikov nhấn mạnh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại