"Chúng tôi hiểu rằng sự chia rẽ của liên minh chống khủng bố do sự không hợp tác giữa các quốc gia lớn hầu như không có sự tương tác giữa các dịch vụ an ninh và các cơ quan thực thi pháp luật giữa Mỹ và EU. Điều đó chỉ góp phần mở rộng vùng ảnh hưởng của tổ chức khủng bố và chúng sẽ tiếp cận các nguồn lực tài chính lớn và các loại vũ khí mới", Bordyuzha nói.
Tổng thư ký lưu ý rằng điều cần thiết "để ngay lập tức khôi phục lại sự tương tác giữa Nga, Mỹ và Liên minh châu Âu". "Chúng tôi cần phải bãi bỏ các biện pháp trừng phạt để suy nghĩ chuyện khác. Trên hết là sự ổn định và an ninh của nhân dân. Nếu không chúng ta khiến thực tế là mọi người sẽ chịu thương đau và không cảm thấy an toàn, và một lần nữa chúng ta nhận được một loạt các cuộc tấn công khủng bố hàng loạt", ông kết luận.
Phó giám đốc của KIMS, ông Zhu Da đã lưu ý rằng cuộc họp là thú vị và "cực kì hữu ích".
"Bây giờ tình hình trên thế giới là rất phức tạp, thế giới đang trải qua một thời kỳ hỗn loạn ngay trong giai đoạn này làm cho chuyến thăm của chúng tôi đến CSTO là đặc biệt thú vị, và trao đổi rất có giá trị về tình hình thế giới và tình hình khu vực", ông Zhu nói.
"Chúng tôi sẵn sàng để giúp đỡ những nỗ lực chung để đảm bảo sự ổn định cả trong khu vực và trên toàn thế giới", Zhu Da kết luận.
CSTO là liên minh quân sự-chính trị được thành lập bởi các nước SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập) trên cơ sở Hiệp ước An ninh tập thể ký ngày 15/05/1992. Các nước tham gia Hiệp ước này là: Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga và Tajikistan.
Mục tiêu của CSTO là huy động nỗ lực về quân sự và các lực lượng yểm hộ để bảo vệ không gian kinh tế và lãnh thổ của các nước thành viên Hiệp ước trước bất kỳ sự tấn công quân sự hay chính trị từ bên ngoài, trước chủ nghĩa khủng bố quốc tế, cũng như các thảm họa lớn về thiên nhiên. Nhờ vào tổ chức, Nga đang duy trì sự hiện diện quân sự của mình tại Trung Á.