Căng thẳng Nga - NATO: "Đã thấy ánh sáng cuối đường hầm"

My Lan |

Nhà nghiên cứu người Canada cho rằng, Nga và NATO đang có cơ hội mở rộng hợp tác khi Tổng thư ký NATO đã sẵn sàng cho một cuộc đối thoại mang tính xây dựng với Moscow.

Trả lời phỏng vấn đài phát thanh của hãng tin Nga Sputnik, nhà nghiên cứu Simon Palama từ Chương trình Chính trị và An ninh Toàn cầu, thuộc Trung tâm Đổi mới Quản trị Quốc tế tại Waterloo (Canada) nói:

"NATO và Nga sẽ bất đồng về các vấn đề chính sách lớn trong tương lai. Thật không may rằng giờ đây, cuộc chiến ở Ukraine đã khiến việc ngồi xuống, nói chuyện, đàm phán trở nên khó khăn hơn.

Còn ngay bây giờ, điều quan trọng chỉ đơn giản là đảm bảo rằng những thỏa thuận không leo thang, khiến quan hệ giữa Nga và NATO đổ vỡ trên diện rộng hơn".

Palama cho rằng mối quan hệ giữa 2 bên "không đơn giản và dễ dàng", tuy nhiên, "về lâu dài, nó có thể được giải quyết nếu nếu cả hai bên cam kết tiến hành các nỗ lực đó. Tất nhiên, mối quan hệ này luôn có nguy cơ đổ vỡ thêm nữa".

Với ông Palama, hi vọng này càng được củng cố khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã sẵn sàng cho một cuộc đối thoại mang tính xây dựng với Nga.

"Ông ta đã có quy tắc tương đối vững chắc về ngoại giao. Ông ta đứng về phía các đồng minh NATO, ông ta đấu tranh cho quyền lợi của NATO. "

Theo chuyên gia này, Tổng thư ký NATO, cựu Thủ tướng Na Uy "đã có những mối quan hệ mang tính xây dựng với Moscow trong cả đời tư và sự nghiệp".

"Tôi nghĩ về một số vấn đề thực sự có tiềm năng để hợp tác, ví dụ như các cuộc khủng hoảng đang tiếp tục diễn ra ở Trung Đông. Nga tất nhiên biết rằng có người Chechnya chiến đấu trong hàng ngũ của Nhà nước Hồi giáo IS và các nhóm cực đoan quốc tế".

Tổng thư ký NATO
Jens Stoltenberg
Chúng tôi cam kết hợp tác mang tính xây dựng với Nga trong việc chống lại chủ nghĩa khủng bố. Với chúng tôi, Nga là hàng xóm lớn nhất của chúng tôi ở châu Âu trong cuộc chiến chống khủng bố.

Mối quan hệ giữa Nga và NATO đang leo thang căng thẳng tới mức đáng lo ngại nhất kể từ sau khi Liên bang Xô Viết tan rã.

NATO đã nhiều lần cáo buộc Nga di chuyển cá đơn vị quân sự tới gần biên giới Ukraine, hỗ trợ ly khai ở miền Đông và đe dọa an ninh của các nước khối này. Về phần mình, Nga vẫn liên tục phản bác và chỉ trích các cáo buộc đó là vô căn cứ.

Thậm chí, NATO cũng thẳng thắn thừa nhận tăng cường hiện diện quân sự ở Đông Âu nhằm đối phó với khủng hoảng ở Ukraine.

Trong khi đó, Nga khẳng định sẽ thay đổi học thuyết quân sự năm 2010 - văn bản vốn cho phép sử dụng các loại vũ khí hạt nhân để bảo vệ an ninh quốc gia, nhằm đối phó với "những mối đe dọa mới" từ NATO.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại