Bắc Kinh giật mình trước nước cờ hiểm của Nhật Bản

Hải Võ |

Song song với những chỉ trích hướng tới Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe còn dành những phát biểu đầy "thiện chí" cho... Tổng thống Nga Putin.

Hãng thông tấn Nga ITAR-TASS cho hay, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong một bài phát biểu mới đây trên đài truyền hình Nhật NHK đã cho biết, Tokyo "không chuẩn bị thay đổi kế hoạch thăm Nhật trong năm 2015 của Tổng thống Nga Vladimir Putin".

Ông Abe chỉ ra, Nhật Bản sẽ tiếp tục đối thoại với Nga để giải quyết vẫn đề tranh chấp chủ quyền đối với khu vực mà Moscow gọi là quần đảo Nam Kuril, còn Tokyo gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc.

Thủ tướng Nhật hy vọng "thời gian thực hiện chuyến thăm của Tổng thống Nga sớm được xác định".

Chuyến thăm Nhật Bản của ông Putin theo kế hoạch ban đầu được định vào mùa thu năm ngoái, tuy nhiên đã bị hoãn lại do cuộc khủng hoảng Ukraine dẫn đến căng thẳng Nga-phương Tây leo thang.

Nga và Nhật đã thay đổi lịch trình hoạt động này sang năm 2015, nhưng chưa xác định thời gian.

Tờ Zaobao của Singagpore cho hay, nhiều quan chức chính phủ Nhật Bản hôm 9/6 đã tiết lộ, để thúc đẩy tiến trình đàm phán Nga-Nhật, nội các nước này đã bắt đầu thảo luận cụ thể việc ông Putin thăm Nhật trong năm nay và dự định sắp xếp chuyến thăm vào tháng 12.

Cũng theo tờ này, Nhật Bản có kế hoạch cử Ngoại trưởng Kishida Fumio công du Nga vào tháng 9 tới nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm Nhật của Tổng thống Putin.

Cả Nga và Nhật đều hy vọng nối lại tiến trình đàm phán vốn bị gián đoạn bởi cuộc khủng hoảng Ukraine.

Cả Nga và Nhật đều hy vọng nối lại tiến trình đàm phán vốn bị gián đoạn bởi cuộc khủng hoảng Ukraine.

Putin thăm Nhật: "1 mũi tên trúng 2 đích" của Shinzo Abe

Truyền thông Nhật Bản cho rằng, phát biểu nói trên của Thủ tướng Shinzo Abe bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 xuất phát từ nguyên nhân Tokyo lo ngại Moscow sẽ xích lại gần Bắc Kinh hơn nữa nếu tiếp tục bị phương Tây áp đặt trừng phạt.

Trong vai trò đồng minh thân cận của Mỹ và là một trong 3 "chân vạc" ở Đông Bắc Á là Nga-Nhật-Trung, động thái "đánh tiếng" với Moscow của ông Abe được cho là một bước để ông thực hiện "kế ly gián" Nga-Trung.

Hồi tháng 4, Tổng thống Nga Putin cũng lên tiếng tỏ ý sẵn sàng tiếp tục các cuộc đối thoại với Tokyo về vấn đề tranh chấp lãnh thổ, đồng thời cũng chỉ trích đàm phán bị đình trệ "do nguyên nhân từ phía Nhật Bản".

Giới quan sát đánh giá, Moscow hy vọng thông qua kết hợp các biện pháp ngoại giao cũng như tuyên bố cứng rắn lẫn mềm mỏng để khiến Tokyo dao động và "ngả" hơn về phía Nga.

Tại hội nghị thượng đỉnh G7 vừa qua, việc Nhật Bản bất chấp sự cảnh cáo của Mỹ để tỏ rõ ý định hàn gắn quan hệ với Nga được cho là bởi Tokyo đã nhìn rõ hậu quả nếu để Nga ngày càng nghiêng về Trung Quốc.

Động thái của ông Abe không ngoài mục đích duy trì cục diện cân bằng ngoại giao ở châu Á, tránh rơi vào tình trạng bị "lép vế" trước Nga-Trung.

Và thời gian ông Putin thăm Nhật - nếu được xác định - sẽ là một thành công ngoại giao rất lớn của ông Abe trong năm nay.

Vai trò quan trọng của Nhật đối với Mỹ để đối đầu Trung Quốc được cho là lý do khiến ông Shinzo Abe mạnh dạn tuyên bố muốn cải thiện quan hệ với Nga tại hội nghị G7.

Vai trò quan trọng hiện nay của Nhật đối với Mỹ để đối đầu Trung Quốc được cho là lý do khiến ông Shinzo Abe "mạnh dạn" tuyên bố muốn cải thiện quan hệ với Nga tại hội nghị G7.

Nga vẫn cẩn thận

Trang Đa Chiều bình luận, mặc dù Nhật Bản có tranh chấp chủ quyền với cả Nga và Trung Quốc, song thái độ của Tokyo với Moscow và với Bắc Kinh là hoàn toàn khác nhau.

Nhật Bản luôn tỏ rõ hy vọng cải thiện quan hệ với Nga thông qua đàm phán hòa bình về tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phương Bắc.

Trước khi hội nghị G7 diễn ra, báo chí Nhật Bản thậm chí còn lo ngại rằng nội các của ông Abe sẽ tiếp tục theo bước Mỹ ủng hộ việc duy trì trừng phạt đối với Nga và làm Moscow bất mãn, dẫn đến kế hoạch thăm Nhật của ông Putin bị phá sản.

Tuy nhiên, việc ông Abe chỉ trích quyết liệt Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, đồng thời cũng phản đối việc gia tăng trừng phạt Nga được đánh giá là những hành động đầy thông minh và đúng đắn của Thủ tướng Nhật.

Các nhà phân tích cho rằng, chính Moscow cũng cho thấy ý định cải thiện quan hệ với Nhật và luôn cho rằng việc Tokyo đứng về phía Mỹ và đồng minh trừng phạt Nga là do "bị ép".

Nga muốn phát triển quan hệ hợp tác kinh tế sâu rộng hơn với Nhật Bản nhằm làm giảm bớt áp lực. Nhưng trong vấn đề ngoại giao với Tokyo và Bắc Kinh, nước này vẫn tỏ ra thận trọng.

Trong bối cảnh Nga bị phương Tây trừng phạt, không thể phủ nhận mối quan hệ Nga-Trung có giá trị lớn với Moscow.

Điều này thấy rõ qua những đãi ngộ mà Nga dành cho chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông Tập tới Moscow dự lễ duyệt binh Ngày Chiến Thắng của Nga hồi tháng 5.

Thủ tướng Nhật buộc phải cải thiện quan hệ với Nga nếu không muốn bị trở thành bên yếu thế trước Trung Quốc tại Đông Bắc Á.

Thủ tướng Nhật buộc phải cải thiện quan hệ với Nga nếu không muốn bị trở thành bên yếu thế trước Trung Quốc tại Đông Bắc Á.

Nhật Bản đang "đánh đu" giữa Nga-Mỹ?

Việc Nga-Nhật muốn cải thiện quan hệ song phương là điều mà truyền thông quốc tế đã thấy rõ.

Trong khi Tokyo kỳ vọng đạt mục tiêu về đàm phán chủ quyền lãnh thổ cũng như tạo thế cân bằng Nga-Trung-Nhật, thì Moscow cũng không ngoại lệ.

Đa Chiều đánh giá, Nhật Bản được Nga xem như "mắt xích cốt lõi" giúp nước này phân hóa "thế trận" của Mỹ và đồng minh chống lại Nga.

Trong khi đó, Washington cũng không hy vọng đồng minh chiến lược của mình tại châu Á-Thái Bình Dương có thể phá vỡ cục diện bế tắc với Nga.

Tuy vậy, có khả năng Mỹ vẫn sẽ nhượng bộ phần nào với sự "phá rào" của Tokyo, bởi trong lúc này, Mỹ cần Nhật giúp sức để "xoay trục châu Á", ngăn chặn sự bành trướng ngang ngược và các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại