Bức ảnh tiết lộ vị thế thực sự của Trung Quốc trong mắt Putin

Hải Võ |

Bức ảnh chụp chung của 6 nhà lãnh đạo Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) 2015 đã tiết lộ sự "thân mật" giữa Nga-Trung không được như những gì Bắc Kinh vẫn tuyên truyền.

"Thông lệ" trong ảnh chụp các lãnh đạo SCO

Thông tin Bộ ngoại giao Trung Quốc công bố về cuộc gặp của Tập Cận Bình-Putin tại hội nghị thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) lần thứ 15 tại Ufa, Nga vừa qua cho hay, Tổng thống Nga Vladimir Putin "tiếp tục trò chuyện với Tập Cận Bình, sau khi tiễn các lãnh đạo khác".

Những mô tả của cơ quan ngoại giao không ngoài mục đích thể hiện mối quan hệ "nồng ấm" giữa Moscow và Bắc Kinh.

Tuy nhiên, một chi tiết đặc biệt trong bức ảnh chụp chung của 6 nhà lãnh đạo SCO đã cho thấy sự "cảnh giác" của Tổng thống Putin đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Trang Đa Chiều chỉ ra, trong ảnh chụp chung, các lãnh đạo nước chủ nhà hội nghị SCO luôn đứng ở vị trí thứ 4 tính từ bên trái. Các cựu lãnh đạo Trung Quốc là Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào cũng làm theo "thông lệ" này.

Ở Hội nghị SCO năm 2001 tại Thượng Hải (ảnh trên) và 2012 tại Bắc Kinh, ông Putin đều đứng bên phải các lãnh đạo Trung Quốc, thể hiện sự khăng khít trong quan hệ Nga-Trung.

Ở Hội nghị SCO năm 2001 tại Thượng Hải (ảnh trên) và 2012 tại Bắc Kinh, chủ tịch nước chủ nhà Trung Quốc đều đứng thứ 4 từ trái sang, còn ông Putin đều đứng bên phải các lãnh đạo Trung Quốc, thể hiện sự "khăng khít" trong quan hệ Nga-Trung.

Tại hội nghị thượng đỉnh SCO 2013 tại Bishkek, Kyrgyzstan và 2014 tại Dushanbe, Tajikistan, ông Tập Cận Bình đều "được" đứng ở bên phải lãnh đạo nước chủ nhà - vị trí trang trọng nhất đối với khách mời theo lễ nghi ngoại giao, đồng thời thể hiện vị thế chính trị của quốc gia khách mời đó.

Ở cả năm 2013 và 2014, Tổng thống Nga Putin đều đứng bên trái "chủ nhà", cho thấy vị thế của Nga "kém một chút" so với Trung Quốc.

Điều này không khó hiểu, bởi năm 2014, ông Tập không chỉ dự hội nghị thượng đỉnh SCO mà còn tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước đối với Tajikistan. Qua đó thấy được, các quốc gia Trung Á đang dần "xoay trục" sang Trung Quốc như thế nào.

Tại các Hội nghị SCO 2013 (ảnh trên) và 2014, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều đứng bên tay phải lãnh đạo nước chủ nhà, trong khi Tổng thống Nga Putin đứng bên trái.

Tại các Hội nghị SCO 2013 (ảnh trên) và 2014, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều đứng bên tay phải lãnh đạo nước chủ nhà, trong khi Tổng thống Nga Putin đứng bên trái.

Tại Ufa 2015, Tổng thống Nga Putin "theo thông lệ" vẫn đứng ở vị trí thứ 4 từ trái sang trong bức ảnh chụp với 5 nhà lãnh đạo còn lại.

Tuy nhiên, nhân vật chiếm "vị trí cốt lõi" - tức người đứng ở tay phải ông chủ Điện Kremlin - không còn là chủ tịch Trung Quốc, mà thay vào đó là Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev.

Bức ảnh 2015 rất được truyền thông quốc tế quan tâm, bởi chỉ mới đầu tháng 5 vừa qua, chủ tịch Trung Quốc đã ngồi sát "bên phải" ông Putin trên lễ đài duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng phát xít của Nga.

Đa Chiều bình luận, đối với Putin lúc này, "cựu đồng minh" Kazakhstan dường như có quan hệ thân mật và quan trọng với Nga hơn cả Trung Quốc, hoặc có thể Moscow đã đề phòng Bắc Kinh hơn trước sự gia tăng ảnh hưởng của nước này tại Trung Á.

Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev (thứ 3 từ trái) đứng ở vị trí trung tâm - bên phải ông Putin của nước chủ nhà, trong khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đứng bên trái Tổng thống Nga.

Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev (thứ 3 từ trái) đứng ở "vị trí trung tâm" - bên phải ông Putin của nước chủ nhà, còn chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đứng bên trái Tổng thống Nga tại Hội nghị thượng đỉnh SCO 2015.

Bị Trung Quốc lấn lướt ở Trung Á, Nga quyết không để "mất" Kazakhstan?

Xét về vị trí địa lý, Kazakhstan nằm trên lục địa Á-Âu, ở vị trí "huyết mạch" của tuyến giao thông nối liền 2 đại lục, là nơi giao thoa của các nền kinh tế Đông-Tây, Nam-Bắc.

Không chỉ là một "trạm" trên Con đường Tơ lụa trong lịch sử, ngày nay, Kazakhstan trở thành quốc gia có vai trò tự nhiên vô cùng quan trọng đối với chiến lược "một vành đai, một con đường" của ông Tập mà "khó có nước nào so bì được".

Đối với chiến lược của Bắc Kinh, Kazakhstan cũng là quốc gia tham gia từ rất sớm, bởi Tổng thống Nazarbayev hy vọng "vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa" sẽ giúp nước này nắm giữ vị thế trung tâm của tuyến giao thông Âu-Á.

Ngày 7/9/2013, ông Tập Cận Bình khi đó chỉ vừa lên nắm quyền nửa năm, đã tới Kazakhstan và đề xướng "phục hưng Con đường Tơ lụa thời cổ đại".

Tháng 3 năm nay, Trung Quốc đã công bố văn kiện về hành động và ý tưởng của "một vành đai, một con đường", đồng thời chính thức đề ra lịch trình kế hoạch.

Ngày 7/5 - tức ngay trước khi tới Nga dự lễ duyệt binh, ông Tập đã "bất ngờ thay đổi hành trình" và ghé thăm Kazakhstan trong nửa ngày, chứng minh giá trị đặc biệt của quốc gia này trong mắt Trung Quốc.

Đa Chiều cho hay, sự xem trọng mà Bắc Kinh dành cho Kazakhstan đã phần nào khiến Moscow "nóng mắt".

Trên thực tế, quốc gia này luôn được Nga nhìn nhận là "yếu địa chiến lược" về tài nguyên, kinh tế, thương mại cũng như chính trị...

Vì vậy, chính Điện Kremlin đã khởi xướng thành lập Liên minh kinh tế Á-Âu (EEU) do Nga làm trung tâm, nhằm khôi phục "những ngày huy hoàng của Liên Xô".

Một sự thực không thể né tránh là, chiến lược "một vành đai, một con đường" của Bắc Kinh đã "lấn sân" sang những kế hoạch của EEU, hay nói cách khác là của chính nước Nga.

Thậm chí, Đa Chiều nhận xét, có thể nói rằng Trung Quốc rõ ràng đang "tranh giành 'miếng ăn' của Nga".

Bên cạnh đó, Moscow rơi vào các cuộc trừng phạt liên miên của phương Tây kể từ khi cuộc xung đột Ukraine bùng phát, khiến không ít quốc gia Trung Á gia tăng lo ngại rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Tại SCO 2015, Tổng thống Putin đã thể hiện đãi ngộ đối với ông Nazarbayev ở mức độ cao nhất, mục đích chính là để khích lệ và "nhắc nhở" Kazakhstan rằng, sự kỳ vọng và đối đãi của Moscow đối với Astana còn lớn hơn cả những gì Bắc Kinh dành cho họ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại