Bức ảnh 65 tuổi về "Thế chiến III" khiến Nga, Mỹ tranh cãi dữ dội

Ngọc Minh |

Hồi cuối tháng 1, Twitter đã chứng kiến cuộc tranh cãi căng thẳng giữa hai nhà ngoại giao cấp cao Nga, Mỹ quanh một bức ảnh bìa tạp chí Mỹ những năm 1950 về Thế Chiến III.

Tranh cãi nảy lửa

Mọi chuyện bắt đầu khi Bộ Ngoại giao Nga đăng trên Twitter của mình dòng tweet - "Thật không may là Washington không hề hổ thẹn, vẫn tiếp tục rao giảng khái niệm 'mối đe dọa Nga'" - kèm ảnh bìa của tạp chí Collier's năm 1951, nhằm chỉ trích Mỹ.

Theo Bộ Ngoại giao Nga, đây là tuyên bố của nữ phát ngôn viên Bộ này, bà Maria Zakharova. Bức ảnh được đăng tải với mục đích chỉ trích kế hoạch của Washington và NATO mà theo Nga, là nhằm gây hấn, khiêu khích rồi sau đó lại đổ tội cho Moscow.

"My đang sử dụng những cáo buộc vô căn cứ về Nga nhằm biện minh cho việc di chuyển cơ sở hạ tầng quân sự của mình tới gần biên giới với chúng ta", Bộ Ngoại giao Nga ngày 29/1 tiếp tục dẫn lời bà Zakharova phát biểu trong một cuộc họp báo.

Tuy nhiên, điều gây ra tranh cãi không phải là tuyên bố này, mà là tấm bản đồ trong bức ảnh.

Phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ tại Moscow Will Stevens đã dẫn lại bức ảnh và không bỏ lỡ cơ hội tuyên bố rằng, trong tấm bản đồ, Crimea được thể hiện là một phần của Ukraine, đồng thời mỉa mai, chính Nga đã công nhận điều này.


Ông viết: Các đồng nghiệp của tôi tại Bộ Ngoại giao Nga đã thừa nhận việc chiếm Crimea là không hợp pháp và trả lãnh thổ này về Ukraine.

Ông viết: "Các đồng nghiệp của tôi tại Bộ Ngoại giao Nga đã thừa nhận việc chiếm Crimea là không hợp pháp và trả lãnh thổ này về Ukraine".

Sự việc trở nên căng thẳng hơn khi người đồng cấp của ông Stevens, Phát ngôn viên Đại sứ quán Nga ở Mỹ, lên tiếng giải thích về nguồn gốc của bức ảnh.

"Đây là bìa tạp chí Collier's số ngày 27/10/1951 mà. Tấm bản đồ không chính xác, nhưng nó thể hiện thái độ".


Phát ngôn viên Đại sứ quán Nga ở Mỹ Yury Melnik lên tiếng.

Phát ngôn viên Đại sứ quán Nga ở Mỹ Yury Melnik lên tiếng.

Được người đồng cấp nêu rõ ngày tháng tấm bản đồ ra đời, phát ngôn viên Stevens đã chỉ ra thứ mà ông cho là "điềm báo" trong tấm bản đồ, chuyển hướng tranh luận sang những mỉa mai lẫn nhau về lịch sử.


Điều thú vị là, tấm bản đồ được xuất bản năm 1951 - trước khi Khrushev trả Crimea về Ukraine.

"Điều thú vị là, tấm bản đồ được xuất bản năm 1951 - trước khi Khrushev trả Crimea về Ukraine".


Rõ ràng là một người ở Bộ Ngoại giao đang thêu dệt một phiên bản lịch sử khác của Crimea. Hay là vấn đề địa lý đã thành kinh niên?

"Rõ ràng là một người ở Bộ Ngoại giao đang thêu dệt một phiên bản "lịch sử" khác của Crimea. Hay là vấn đề "địa lý" đã thành kinh niên?"


Có thể họ không dạy cho ngày về lịch sử Xô Viết ở trường học? - 1954 - Lãnh tụ Xô Viết trả Crimea về cho Ukraine, ông Stevens phản bác, đăng kèm nghị định mà RT khẳng định, là chuyển giao Crimea cho Ukraine, do lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev phê duyệt.

"Có thể họ không dạy cho ngày về lịch sử Xô Viết ở trường học? - 1954 - Lãnh tụ Xô Viết trả Crimea về cho Ukraine", ông Stevens phản bác, đăng kèm nghị định mà RT khẳng định, là chuyển giao Crimea cho Ukraine, do lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev phê duyệt.


Phát ngôn viên người Nga đã nói rõ điều khiến ông khó chịu với người đồng cấp Mỹ: Ông Khrushchev chỉ chuyển giao chứ không trả Crimea cho Ukraine.

Phát ngôn viên người Nga đã nói rõ điều khiến ông khó chịu với người đồng cấp Mỹ: Ông Khrushchev chỉ "chuyển giao" chứ không "trả" Crimea cho Ukraine.

Thậm chí, ông Melnik còn dẫn lại cách mà phần mềm Google dịch (một ứng dụng của tập đoàn công nghệ Mỹ Google) dịch nghĩa của văn bản tiếng Nga sang tiếng Anh để chứng minh rằng, chuyển giao và trao trả là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Thêm vào đó, RT khẳng định, vào thời điểm diễn ra cuộc chuyển giao, Ukraine vẫn là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraine - một nước thuộc Liên bang Xô Viết.

Cuộc chiến trong tưởng tượng

Năm 1951, tạp chí Collier's đã cho xuất bản một số báo đặc biệt với chủ đề "Xem trước cuộc chiến mà chúng ta không hề mong muốn", đưa tin về phiên bản tưởng tượng của Thế chiến III.

Toàn bộ bài viết khắc họa chi tiết cuộc chiến tranh, từ cuộc tấn công đầu tiên cho tới kết quả cuối cùng là Nga bị phương Tây chiếm đóng.

Collier's đã "chiêu mộ" 20 phóng viên và cây viết tiếng tăm nhất thời bấy giờ cho số báo này.

Để tăng độ thực tế, Colliers's đã mời họa sĩ vẽ tranh biếm họa Thế Chiến II Bill Mauldin "múa bút", và rất nhiều quảng cáo cũng được điều chỉnh để phản ánh "thực tế" về một cuộc chiến tranh tưởng tượng.

Thậm chí, các mẩu truyện ngắn lãng mạn được đăng tải trong số báo này cũng buộc phải lấy bối cảnh là Thế chiến III.

Collier's đã dựng lên một câu chuyện tưởng tượng Thế chiến III diễn ra từ năm 1952 - 1960 như sau:

Vụ ám sát Tổng thống Nam Tư Josip Broz Tito ngày 10/5/1952 khơi mào ở nước này cuộc nổi dậy - được lên kế hoạch từ Moscow. Hồng quân Liên Xô cùng các nước vệ tinh - Bulgary, Romania và Hungary - đã đưa quân vào Nam Tư, mặc Mỹ phản đối.

Liên Xô từ chối rút quân, Mỹ và các quốc gia LHQ chính thức tuyên bố chiến tranh. Mỹ dùng bom nguyên tử tấn công và các cụm công nghiệp chiến lược của Liên Xô.

Liên Xô đưa quân tới Đức, Trung Đông và Alaska. Lực lượng của Mỹ buộc phải rút lui trên tất cả các mặt trận, Nhật Bản và Hàn Quốc được sơ tán. Lần lượt London, Detroit, Mỹ và Hanford bị vũ khí hạt nhân tấn công.

Năm tiếp theo của cuộc chiến, Liên Xô tiến hành ném bom lần thứ hai vào các thành phố của Mỹ. Tuy nhiên, mức độ thương vong của Mỹ đã giảm so với trước sau khi xây dựng được hệ thống phòng thủ dân sự.

Cuối cùng, các lực lượng của LHQ đã tiến hành chiếm Liên Xô trong các chương tiếp theo của cuộc chiến. Ngày 22/6, Moscow hứng chịu một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân từ B-36 - đòn trả đũa cho vụ tấn công hạt nhân vào Washington.

Mỹ tiến hành chiến tranh tâm lý khi nhấn mạnh LHQ đang chiến đấu để giải phóng nhân dân Nga, và cuộc chiến này được lực lượng du kích tại các quốc gia vệ tinh của Liên Xô ủng hộ.

10.000 lính dù Mỹ thực hiện nhiệm vụ tấn công tự sát phá hủy kho hạt nhân cuối cùng Liên Xô cất giấu tại dãy núi Ural. Còn lực lượng Hồng quân bị giữ chân tại Nam Tư.

Phó Thủ tướng, Nguyên soái Liên Xô Lavrentiy Pavlovich Beriya trở thành người đứng đầu nước này, còn Nguyên soái Stalin mất tích bí ẩn. Các cuộc nổi dậy diễn ra khắp Liên Xô và các quốc gia vệ tinh.

Hải quân Mỹ chiếm Vladivostok, Crimea nằm trong tay các lực lượng LHQ, Liên Xô rơi vào hỗn loạn. LHQ, thông qua Sở Chỉ huy Chiếm đóng tạm thời LHQ, kiểm soát các phần của Liên Xô.

Cuối cùng, câu chuyện tình yêu đã nảy nở giữa một sĩ quan Mỹ và một cô gái Nga.

Những gì được viết trong kịch bản của của Collier's hoàn toàn không diễn ra trên thực tế.

Mới đây, Nga đã lên tiếng phản đối một chương trình do đài BBC sản xuất, "mổ xẻ" một kịch bản tưởng tượng của Thế chiến III mà theo đó, Nga xâm lược Latvia và tấn công hạt nhân vào quân đội Anh.

Đại sứ Nga ở Latvia Alexander Veshnyakov chỉ trích sản phẩm của BBC là hoàn toàn nhằm mục đích chính trị.

"Chúng tôi coi chương trình này là một hành động khiêu khích nguy hiểm. Tôi đã làm việc ở Latvia suốt 8 năm và chưa bao giờ biết một tổ chức ly khai nào ở đây.

Kịch bản này hoàn toàn là giả nhằm theo đuổi các mục tiêu chính trị: Đầu tiên, tham gia cuộc chiến thông tin nhằm phỉ báng Nga.

Thứ hai, biện minh cho nhu cầu vận động chính trị - quân sự nhằm gia tăng chi tiêu của NATO ở châu Âu lên hơn 4 lần. Thứ ba, làm mất uy tín các lực lượng chính trị ở Latvia, ở châu Âu".

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại